STP - Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy định khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Khiếu nại gồm có các dấu hiệu sau:
- Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
- Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại quy định: Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức của mình, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của mình.
Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc vì lý do khách quan, theo quy định của pháp luật dân sự, thì công dân phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ để thực hiện khiếu nại; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện hợp pháp.
Các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; việc khiếu nại phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại./.
PBGDPL
STP - Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy định khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Khiếu nại gồm có các dấu hiệu sau:
- Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
- Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại quy định: Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức của mình, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của mình.
Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc vì lý do khách quan, theo quy định của pháp luật dân sự, thì công dân phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ để thực hiện khiếu nại; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện hợp pháp.
Các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; việc khiếu nại phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại./.