Hỏi: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi hiếp dâm cháu N (15 tuổi). Khi vụ việc bị phát giác, A đề nghị bồi thường cho gia đình người bị hại một số tiền với điều kiện không bị kiện ra tòa. Gia đình nạn nhân vì không muốn ảnh hưởng đến tâm lý của cháu N và sợ tai tiếng nên cũng không muốn kiện A ra tòa. Hai bên tiến hành hòa giải và nhờ một hòa giải viên làm trung gian. Xin hỏi: Hòa giải viên có thể hòa giải vụ việc này không?
Trả lời:
Theo Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được phép hòa giải.
Đối với vụ án hiếp dâm này, A đã phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do cháu N mới chỉ 15 tuổi, hành vi này bắt buộc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không được phép hòa giải.
Trong trường hợp này hòa giải viên có nghĩa vụ giải thích cho gia đình người bị hại và tố giác hành vi phạm tội của anh A đến cơ quan công an./.
Hoàng Anh
Hỏi: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi hiếp dâm cháu N (15 tuổi). Khi vụ việc bị phát giác, A đề nghị bồi thường cho gia đình người bị hại một số tiền với điều kiện không bị kiện ra tòa. Gia đình nạn nhân vì không muốn ảnh hưởng đến tâm lý của cháu N và sợ tai tiếng nên cũng không muốn kiện A ra tòa. Hai bên tiến hành hòa giải và nhờ một hòa giải viên làm trung gian. Xin hỏi: Hòa giải viên có thể hòa giải vụ việc này không?Trả lời:
Theo Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được phép hòa giải.
Đối với vụ án hiếp dâm này, A đã phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do cháu N mới chỉ 15 tuổi, hành vi này bắt buộc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên không được phép hòa giải.
Trong trường hợp này hòa giải viên có nghĩa vụ giải thích cho gia đình người bị hại và tố giác hành vi phạm tội của anh A đến cơ quan công an./.