Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 2,5 triệu USD từ Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản để thực hiện dự án tăng cường trợ giúp pháp lý cho những nhóm đối tượng yếu thế ở các tỉnh miền Bắc, tập trung vào 2 tỉnh Điện Biên và Yên Bái.
Mục đích dự án nhằm tăng cường trợ giúp cho người nghèo và đối tượng yếu thế các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực, bao gồm Bộ luật Hình sự (đặc biệt tập trung vào bạo lực giới), Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Việc làm và lao động. Ước tính có gần 10.000 người, bao gồm người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, nạn nhân của bạo lực giới và người khuyết tật, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB cho hay, những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam có xu hướng ít được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý nhất. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến sinh kế, gây ra gánh nặng tài chính và cản trở việc thoát nghèo. Dự án này nhằm xóa bỏ các rào cản tiếp cận trợ giúp pháp lý và bảo đảm người dân có nhu cầu sẽ được sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng cao.
Đại diện hai địa phương thụ hưởng dự án, đồng chí Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Lê Thành Long, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đã quan tâm, tạo điều kiện cho hai tỉnh Yên Bái và Điện Biên tham gia Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Đồng chi cho biết trong những năm qua, nhất là kể từ khi Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) 2017 có hiệu lực thi hành, công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái và tỉnh Điện Biên đạt được những kết quả tích cực, số lượng và chất lượng vụ việc TGPL năm sau tăng cao so với năm trước. Vì vậy, việc được Bộ Tư pháp và Ngân hàng Thế giới lựa chọn là các địa điểm thực hiện Dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với Yên Bái và Điện Biên./.
Hải Yến - TGPL
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 2,5 triệu USD từ Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản để thực hiện dự án tăng cường trợ giúp pháp lý cho những nhóm đối tượng yếu thế ở các tỉnh miền Bắc, tập trung vào 2 tỉnh Điện Biên và Yên Bái. Mục đích dự án nhằm tăng cường trợ giúp cho người nghèo và đối tượng yếu thế các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực, bao gồm Bộ luật Hình sự (đặc biệt tập trung vào bạo lực giới), Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Việc làm và lao động. Ước tính có gần 10.000 người, bao gồm người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, nạn nhân của bạo lực giới và người khuyết tật, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB cho hay, những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam có xu hướng ít được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý nhất. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến sinh kế, gây ra gánh nặng tài chính và cản trở việc thoát nghèo. Dự án này nhằm xóa bỏ các rào cản tiếp cận trợ giúp pháp lý và bảo đảm người dân có nhu cầu sẽ được sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng cao.
Đại diện hai địa phương thụ hưởng dự án, đồng chí Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Lê Thành Long, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đã quan tâm, tạo điều kiện cho hai tỉnh Yên Bái và Điện Biên tham gia Dự án “Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế”. Đồng chi cho biết trong những năm qua, nhất là kể từ khi Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) 2017 có hiệu lực thi hành, công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái và tỉnh Điện Biên đạt được những kết quả tích cực, số lượng và chất lượng vụ việc TGPL năm sau tăng cao so với năm trước. Vì vậy, việc được Bộ Tư pháp và Ngân hàng Thế giới lựa chọn là các địa điểm thực hiện Dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với Yên Bái và Điện Biên./.