Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với Hội nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Lễ ký kết Chương trình phối hợp
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện để Hội Nông dân, cán bộ, hội viên tham gia quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 8 năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân giai đoạn 2019-2023. Chương trình phối hợp này được ký kết nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội Nông dân tỉnh qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân; Phát huy đầy đủ vai trò, thế mạnh và nguồn lực sẵn có của mỗi bên; nâng cao trách nhiệm của hệ thống Sở Tư pháp và các cấp Hội nông dân trong Chương trình phối hợp. Để nông dân hiểu rõ và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện để nông dân tham gia quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cộng đồng dân cư; nhằm kịp thời giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài trong nội bộ nông dân. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó Hội nông dân các cấp đã góp phần không nhỏ vào kết quả này. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân còn tích cực lồng ghép các hoạt động của Hội để tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, các văn bản liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, lĩnh vực ngành phụ trách để cán bộ, hội viên kịp thời nắm bắt, hưởng ứng thực hiện. Ngoài ra, việc phối hợp trợ giúp pháp lý, đối thoại chính sách pháp luật cũng được quan tâm thực hiện, cán bộ, hội viên và người dân có vướng mắc đã được tư vấn, hỗ trợ. Từ việc tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hội viên, nông dân đã làm giảm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông người. Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở đã giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nông dân ngay từ cơ sở, không để phát sinh khiếu kiện.
Ngọc Lâm
Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với Hội nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện để Hội Nông dân, cán bộ, hội viên tham gia quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 8 năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân giai đoạn 2019-2023. Chương trình phối hợp này được ký kết nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội Nông dân tỉnh qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân; Phát huy đầy đủ vai trò, thế mạnh và nguồn lực sẵn có của mỗi bên; nâng cao trách nhiệm của hệ thống Sở Tư pháp và các cấp Hội nông dân trong Chương trình phối hợp. Để nông dân hiểu rõ và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện để nông dân tham gia quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cộng đồng dân cư; nhằm kịp thời giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài trong nội bộ nông dân. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó Hội nông dân các cấp đã góp phần không nhỏ vào kết quả này. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân còn tích cực lồng ghép các hoạt động của Hội để tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, các văn bản liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, lĩnh vực ngành phụ trách để cán bộ, hội viên kịp thời nắm bắt, hưởng ứng thực hiện. Ngoài ra, việc phối hợp trợ giúp pháp lý, đối thoại chính sách pháp luật cũng được quan tâm thực hiện, cán bộ, hội viên và người dân có vướng mắc đã được tư vấn, hỗ trợ. Từ việc tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hội viên, nông dân đã làm giảm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông người. Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở đã giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nông dân ngay từ cơ sở, không để phát sinh khiếu kiện.