Với những tình tiết trên, cháu ông (bà) được xác định là nạn nhân trong vụ mua bán người. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người thân thích của họ như sau:
1. Nạn nhân, người thân thích của họ có quyền:
a) Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
b) Từ chối biện pháp bảo vệ cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này áp dụng.
2) Nạn nhân, người thân thích của họ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi được bảo vệ;
b) Tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân khi từ chối biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
Như vậy, cháu ông (bà) sẽ được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; đồng thời, cháu ông (bà) hoặc người đại diện của cháu có quyền từ chối cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ (Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân; Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Lực lượng Cảnh sát biển; Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ./.
Hoàng Anh
Trả lời:Với những tình tiết trên, cháu ông (bà) được xác định là nạn nhân trong vụ mua bán người. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người thân thích của họ như sau:
1. Nạn nhân, người thân thích của họ có quyền:
a) Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
b) Từ chối biện pháp bảo vệ cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Nghị định này áp dụng.
2) Nạn nhân, người thân thích của họ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ khi được bảo vệ;
b) Tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân khi từ chối biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
Như vậy, cháu ông (bà) sẽ được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; đồng thời, cháu ông (bà) hoặc người đại diện của cháu có quyền từ chối cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ (Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân; Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Lực lượng Cảnh sát biển; Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ./.