Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị đối thoại về xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585) phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Bắc Ninh
Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở Tư pháp Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp - Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình 585; đại diện Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Đoàn luật sự, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa; đại diện Sở Tư pháp một số địa phương và doanh nghiệp. Hội nghị đối thoại này nhằm lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan về công tác hỗ trợ pháp lý; đồng thời giới thiệu dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 qua đó đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế các rủi ro pháp lý trong kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn 2015 – 2020, ông Nguyễn Thanh Tú cho biết: hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên toàn quốc, trong đó tập trung tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… và một số tỉnh được lựa chọn theo đặc thù vùng, miền trên cơ sở kết quả khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp. Một số hoạt động được triển khai đã gay tiếng vang, nhận được phản hồi tích cực từ dư luận xã hội, báo chí và đặc biệt là từ chính cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Chương trình 585.
Tại hội nghị đối thoại, đại diện Sở Tư pháp một số địa phương, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những trao đổi về thực trạng cũng như những đánh giá kết quả việc triển khai Chương trình 585 đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để Chương trình được triển khai hiệu quả hơn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái cho biết: trong những năm vừa qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và phát triển của doanh nghiệp nói chung, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nói riêng, ban hành nhiều văn bản như Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Hướng dẫn số 03/HD-UBND ngày 04/5/2019 hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách; Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục lĩnh vực, ngành, nghề khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 27/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái… Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, trong 09 tháng đầu năm 2020 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là sự ảnh hướng nặng nề của dịch Covid-19 tình hình đầu tư và phát triển doanh nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, cụ thể: đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 61 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 4.400 tỷ đồng (tăng 27 dự án so với cùng kỳ); thành lập mới 198 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 2.019 tỷ đồng (tăng thêm 16 doanh nghiệp so với cùng kỳ); thành lập mới 67 hợp tác xã với tổng số vốn điều lệ 111 tỷ đồng; lũy kế tổng số dự án do các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đến nay 516 dự án với tổng vốn đăng ký trên 101.524 tỷ đồng và 355 triệu USD; toàn tỉnh hiện có 2.326 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 26.000 tỷ đồng và 477 hợp tác xã với vốn điều lệ trên 1.074 tỷ đồng.
Theo Ban chỉ đạo, việc xây dựng và ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 để thực hiện quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Các hoạt động thuộc Chương trình 585 đã và sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa hoạt động hỗ trợ pháp lý ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh thực tiễn; nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật./.
Thu Hằng
Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị đối thoại về xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585) phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Bắc Ninh Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp - Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình 585; đại diện Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Đoàn luật sự, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa; đại diện Sở Tư pháp một số địa phương và doanh nghiệp. Hội nghị đối thoại này nhằm lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan về công tác hỗ trợ pháp lý; đồng thời giới thiệu dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 qua đó đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế các rủi ro pháp lý trong kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn 2015 – 2020, ông Nguyễn Thanh Tú cho biết: hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên toàn quốc, trong đó tập trung tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… và một số tỉnh được lựa chọn theo đặc thù vùng, miền trên cơ sở kết quả khảo sát về nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp. Một số hoạt động được triển khai đã gay tiếng vang, nhận được phản hồi tích cực từ dư luận xã hội, báo chí và đặc biệt là từ chính cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Chương trình 585.
Tại hội nghị đối thoại, đại diện Sở Tư pháp một số địa phương, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những trao đổi về thực trạng cũng như những đánh giá kết quả việc triển khai Chương trình 585 đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để Chương trình được triển khai hiệu quả hơn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái cho biết: trong những năm vừa qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thành lập và phát triển của doanh nghiệp nói chung, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh nói riêng, ban hành nhiều văn bản như Nghị quyết số 09/2020/NQ-Hội đồng nhân dân ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Hướng dẫn số 03/HD-Ủy ban nhân dân ngày 04/5/2019 hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách; Quyết định số 745/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 04/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục lĩnh vực, ngành, nghề khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 178/KH-Ủy ban nhân dân ngày 27/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái… Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, trong 09 tháng đầu năm 2020 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là sự ảnh hướng nặng nề của dịch Covid-19 tình hình đầu tư và phát triển doanh nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, cụ thể: đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 61 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 4.400 tỷ đồng (tăng 27 dự án so với cùng kỳ); thành lập mới 198 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 2.019 tỷ đồng (tăng thêm 16 doanh nghiệp so với cùng kỳ); thành lập mới 67 hợp tác xã với tổng số vốn điều lệ 111 tỷ đồng; lũy kế tổng số dự án do các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đến nay 516 dự án với tổng vốn đăng ký trên 101.524 tỷ đồng và 355 triệu USD; toàn tỉnh hiện có 2.326 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 26.000 tỷ đồng và 477 hợp tác xã với vốn điều lệ trên 1.074 tỷ đồng.
Theo Ban chỉ đạo, việc xây dựng và ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 để thực hiện quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Các hoạt động thuộc Chương trình 585 đã và sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa hoạt động hỗ trợ pháp lý ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh thực tiễn; nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật./.