Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ngày 24/9/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND Quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/10/2021.
Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, đăng ký trụ sở hoặc chi nhánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái có sử dụng xe trung chuyển hành khách. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách: Là phương tiện vận tải khách có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn hạn sử dụng theo quy định. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: Tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: Chiều dài là 20cm, chiều rộng là 20cm; Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe; Xe trung chuyển hành khách chỉ được hoạt động trong khung thời gian do doanh nghiệp đăng ký phương án hoạt động của xe trung chuyển hành khách với Sở Giao thông vận tải; Xe trung chuyển hành khách không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp; hành khách không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định khi sử dụng xe trung chuyển hành khách; Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển hành khách theo mẫu (quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT).
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe trung chuyển hành khách: Xe trung chuyển hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông; Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam); Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
Quy định quản lý xe trung chuyển hành khách: Quản lý thời gian hoạt động của xe trung chuyển theo đăng ký phương án hoạt động của xe trung chuyển do đơn vị vận tải đã đăng ký; Thu hồi phù hiệu xe trung chuyển của đơn vị vi phạm theo các quy định pháp luật hiện hành và theo quy định này.
Quy định về dừng đỗ đón trả khách của xe trung chuyển hành khách: Xe ô tô trung chuyển hành khách dừng, đỗ, đón, trả khách chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định.
Các đơn vị vận tải tuyến cố định chỉ được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Đối với các tuyến cố định liên tỉnh có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn thành phố Yên Bái thì doanh nghiệp vận tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại trong phạm vi thành phố Yên Bái, Thị trấn Cổ Phúc, Thị trấn Yên Bình.
Đối với các tuyến cố định liên tỉnh có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn huyện thì doanh nghiệp vận tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại trong phạm vi huyện đó và các huyện lân cận bán kính phục vụ không vượt quá 25km.
Xe trung chuyển hành khách chỉ được hoạt động trong phạm vi phương án do đơn vị vận tải tuyến cố định đăng ký với Sở Giao thông vận tải.
Xe trung chuyển của các doanh nghiệp, hợp tác xã được hoạt động trung chuyển hành khách 24/24 giờ trong ngày và phù hợp với thời gian theo phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
Ngoài ra Quy định còn cụ thể hóa quy định về hồ sơ, thời gian cấp phù hiệu xe trung chuyển hành khách và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
PBGDPL
Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Ngày 24/9/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-Ủy ban nhân dân Quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/10/2021.
Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, đăng ký trụ sở hoặc chi nhánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái có sử dụng xe trung chuyển hành khách. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách: Là phương tiện vận tải khách có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn hạn sử dụng theo quy định. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: Tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: Chiều dài là 20cm, chiều rộng là 20cm; Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe; Xe trung chuyển hành khách chỉ được hoạt động trong khung thời gian do doanh nghiệp đăng ký phương án hoạt động của xe trung chuyển hành khách với Sở Giao thông vận tải; Xe trung chuyển hành khách không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp; hành khách không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định khi sử dụng xe trung chuyển hành khách; Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển hành khách theo mẫu (quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT).
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe trung chuyển hành khách: Xe trung chuyển hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông; Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam); Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
Quy định quản lý xe trung chuyển hành khách: Quản lý thời gian hoạt động của xe trung chuyển theo đăng ký phương án hoạt động của xe trung chuyển do đơn vị vận tải đã đăng ký; Thu hồi phù hiệu xe trung chuyển của đơn vị vi phạm theo các quy định pháp luật hiện hành và theo quy định này.
Quy định về dừng đỗ đón trả khách của xe trung chuyển hành khách: Xe ô tô trung chuyển hành khách dừng, đỗ, đón, trả khách chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định.
Các đơn vị vận tải tuyến cố định chỉ được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Đối với các tuyến cố định liên tỉnh có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn thành phố Yên Bái thì doanh nghiệp vận tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại trong phạm vi thành phố Yên Bái, Thị trấn Cổ Phúc, Thị trấn Yên Bình.
Đối với các tuyến cố định liên tỉnh có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn huyện thì doanh nghiệp vận tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại trong phạm vi huyện đó và các huyện lân cận bán kính phục vụ không vượt quá 25km.
Xe trung chuyển hành khách chỉ được hoạt động trong phạm vi phương án do đơn vị vận tải tuyến cố định đăng ký với Sở Giao thông vận tải.
Xe trung chuyển của các doanh nghiệp, hợp tác xã được hoạt động trung chuyển hành khách 24/24 giờ trong ngày và phù hợp với thời gian theo phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
Ngoài ra Quy định còn cụ thể hóa quy định về hồ sơ, thời gian cấp phù hiệu xe trung chuyển hành khách và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.