Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 25/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ngày 02/6/2022, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở với trên 150 điểm cầu và trên 8000 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh tham dự. Đồng chí Trần Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - chủ trì Hội nghị.
Điểm cầu Trung tâm Thành phố Yên Bái
Phát biểu khại mạc Hội nghị, đồng chí Trần Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, hoạt động hòa giải ở cơ sở thời gian qua đã góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo ổn định, trật tự, an toàn xã hội. Hội nghị tập huấn nghiệp là dịp để các hòa giải viên và đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải.
Tại hội nghị, các đại biểu được các báo cáo viên triển khai các văn bản mới được ban hành liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn một số kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng trình bày, kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ, kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo, kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc, kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa các bên tự giải quyết tranh chấp, kguyên tắc đưa ra lời khuyên, phương án giải quyết vụ việc v.v.. Các hòa giải viên cũng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận giải quyết nhiều vụ việc phức tạp hoặc điển hình phát sinh thực tế ở cơ sở. Ngoài ra, lãnh đạo Sở Tư pháp đã giải đáp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở của hòa giải viên.
Hội nghị bồi dưỡng đã giúp cho các đại biểu có thêm những kiến thức về pháp luật và kỹ năng để vận dụng giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở nói chung và nâng cao tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh nói riêng.
PBGDPL
Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và Kế hoạch số 18/KH-Ủy ban nhân dân ngày 25/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ngày 02/6/2022, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở với trên 150 điểm cầu và trên 8000 hòa giải viên trên địa bàn tỉnh tham dự. Đồng chí Trần Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Tư pháp - chủ trì Hội nghị.Phát biểu khại mạc Hội nghị, đồng chí Trần Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, hoạt động hòa giải ở cơ sở thời gian qua đã góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo ổn định, trật tự, an toàn xã hội. Hội nghị tập huấn nghiệp là dịp để các hòa giải viên và đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải.
Tại hội nghị, các đại biểu được các báo cáo viên triển khai các văn bản mới được ban hành liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn một số kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng trình bày, kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ, kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo, kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc, kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa các bên tự giải quyết tranh chấp, kguyên tắc đưa ra lời khuyên, phương án giải quyết vụ việc v.v.. Các hòa giải viên cũng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận giải quyết nhiều vụ việc phức tạp hoặc điển hình phát sinh thực tế ở cơ sở. Ngoài ra, lãnh đạo Sở Tư pháp đã giải đáp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở của hòa giải viên.
Hội nghị bồi dưỡng đã giúp cho các đại biểu có thêm những kiến thức về pháp luật và kỹ năng để vận dụng giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở nói chung và nâng cao tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh nói riêng.