Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Theo Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp:
* Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:
- Các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm:
+ Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
+ Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
+ Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
+ Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
+ Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
+ Tạm dừng hoạt động của trường học;
+ Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
+ Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
+ Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
+ Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
+ Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;
+ Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;
+ Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;
+ Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023, quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định của pháp luật về thiết quân luật.
Đặng Tuấn
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.Theo Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp:
* Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp bao gồm:
- Các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Luật Phòng thủ dân sự 2023 bao gồm:
+ Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
+ Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
+ Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
+ Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
+ Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
+ Tạm dừng hoạt động của trường học;
+ Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
+ Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
+ Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
+ Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
+ Giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa;
+ Hỗ trợ an sinh xã hội tại khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, khu vực xảy ra thảm họa;
+ Ổn định tâm lý của người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;
+ Dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa.
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật, căn cứ tình hình thực tế quyết định áp dụng biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng thủ dân sự 2023, quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định của pháp luật về thiết quân luật.