Tin Hoạt động >> Hoạt động ngành

Kết quả triển khai công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân Nghị định số 13/2023/NĐ-CP

22/04/2024 03:22:39 Xem cỡ chữ Google

Sở Tư pháp đã tích cực tổ chức triển khai, quán triệt các nội dung của Nghị định và Kế hoạch số 169/KH-UBND thông qua các cuộc họp giao ban của đơn vị, tổ chức Đảng hoặc sinh hoạt của tổ chức Công đoàn; qua các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác liên quan đến dữ liệu cá nhân. Từ đó đã nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ nói chung, trong giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực hội tịch, chứng thực, quốc tịch…

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh tổ chức các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Nghị định số 13/2023/NĐ-CP đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, cấp xã, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ dũ liệu cá nhân. Thông qua công tác tuyền truyền đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức cũng như các quy định của pháp luật trong lĩnh vực của từng ngành phụ trách, không để xảy ra vi phạm.

Về thực trạng triển khai công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, Sở Tư pháp đã đảm bảo đúng theo quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, cụ thể như:

Đối với cán bộ, công chức thực hiện nghiệp vụ trên các phần mêm chuyên ngành đều được cấp tài khoản riêng và có trách nhiệm để bảo mật thông tin theo pháp luật chuyên ngành.

Trong lĩnh vực hộ tịch: Triển khai các quy định của Luật Hộ tịch về bảo vệ dữ liệu cá nhân, công chức thực hiện trên phần mềm chuyên ngành Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch chưa ghi nhận có xảy ra sự cố về việc mất an toàn thông tin hộ tịch trên Hệ thống.

Trong lĩnh vực quốc tịch: Tuân thủ đúng các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục, cũng như các quy định về bảo vệ dữ liệu. Các thông tin về kết quả giải quyết các việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cũng được thông báo công khai và minh bạch theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Mọi thông tin về người được trợ giúp pháp lý đều được bảo mật theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trong lĩnh vực lý lịch tư pháp: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia được bảo vệ chặt chẽ, an toàn. Việc sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải theo quy trình riêng. Hiện nay, Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đang được xây dựng trên Phần mềm quản lý lý lịch tư pháp. Do thông tin lý lịch tư pháp là thông tin bí mật của công dân nên Luật Lý lịch tư pháp quy định rất cụ thể về đối tượng, trình tự, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trong đó Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền.

Ngày 25/09/2015, Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định số 64/QĐ-STP ngày 25/9/2015 về việc ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp. Qua đó đã cụ thể hóa quy trình xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp theo trình tự, đúng quy định.

Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tư pháp đều được cấp tài khoản riêng để thực hiện nghiệp vụ trên phần mềm và hàng năm, phần mềm Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp dùng chung đều phải đổi mật khẩu nhằm đảm bảo các thông tin trong cơ sở dữ liệu được bảo vệ.

Phần mềm Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp dùng chung đang được khai thác, sử dụng tại Sở Tư pháp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ.

Trong lĩnh vực nuôi con nuôi: Hiện tại, các dữ liệu cá nhân liên quan đến trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế, người có nhu cầu nhận con nuôi, người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi được quản lý dưới ba hình thức chính: bảo mật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin theo phạm vi trách nhiệm và theo yêu cầu. Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân bảo mật được thực hiện bằng hai phương thức: lưu trữ tại các hồ sơ gốc; lưu trữ điện tử.

Trong lĩnh vực công chứng: Năm 2020, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái đã  triển khai và đưa vào thực hiện  Hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng và thông tin ngăn chặn, đây là cơ sở dữ liệu à hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử được xây dựng trên Phần mềm quản lý hồ sơ công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 16/04/2021 về việc ban hành quy chế quan lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Theo đó, Quyết định đã quy định rõ nguyên tắc cung cấp, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứngnhững hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng, khai tác cơ sở dữ liệu công chứng.

- Ngoài ra, đối với các lĩnh vực khác, Sở Tư pháp đều đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành và Nghị định số 130/NĐ-CP.

 

 

 

 

Việt An

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h