Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017, nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc. Gắn liền với nhiều mục tiêu: Là tiêu chí để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; đồng thời là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã. Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới – là tiêu chí 18.5 trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò, ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội, điều đó được thể hiện:
Đối với quản lý nhà nước: xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Việc chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật chính là chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và phạm vi của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã. Qua đánh giá giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Đối với quản lý xã hội: nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tổ chức cá nhân trong xã hội. Thực hiện tốt việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền như: Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyền tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đúng quy định; được giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hòa giải ở cơ sở; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ ở cơ sở…
Việc bổ sung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là tiêu chí thành phần của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của nhiệm vụ này nói riêng và pháp luật nói chung trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao của Đảng và Nhà nước ta; giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, đồng thời có biện pháp hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội; giải quyết có hiệu quả, kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn dân cư.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội, trước hết cần nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của công tác này và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trong phạm vi của tỉnh, Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Ở địa phương, Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với công tác này. Do đó, trước hết cần phải phát huy tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn của mình. Ngoài ra nội dung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan (như an ninh, quốc phòng, thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan công an, quân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm cơ quan thanh tra; thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc trách nhiệm cơ quan nội vụ…), nên cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với các cơ quan Tư pháp trong hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện. Cần phải tổ chức quán triệt, phổ biến một cách kịp thời, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân về nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Sự thống nhất đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và của Nhân dân là điều kiện kiên quyết đầu tiên đảm bảo cho cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đạt kết quả. Công chức Tư pháp - Hộ tịch đóng vai trò làm đầu mối, tuy nhiên, phải có sự phân công trách nhiệm cao cho các công chức khác vì nội dung các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều công chức khác nhau; đồng thời cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là thước đo để đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trước hết là đối với chính quyền cấp xã. Vì vậy, cần phải thực chất, tránh hình thức, phong trào. Điều này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, cần phải bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tham mưu thực hiện nhiệm vụ này. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng đối với những tập thể được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phát hiện các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng./.
Minh Lý
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017, nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc. Gắn liền với nhiều mục tiêu: Là tiêu chí để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; đồng thời là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã. Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới – là tiêu chí 18.5 trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vai trò, ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội, điều đó được thể hiện:
Đối với quản lý nhà nước: xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Việc chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật chính là chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và phạm vi của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã. Qua đánh giá giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Đối với quản lý xã hội: nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tổ chức cá nhân trong xã hội. Thực hiện tốt việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền như: Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyền tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đúng quy định; được giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hòa giải ở cơ sở; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ ở cơ sở…
Việc bổ sung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là tiêu chí thành phần của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của nhiệm vụ này nói riêng và pháp luật nói chung trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao của Đảng và Nhà nước ta; giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, đồng thời có biện pháp hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội; giải quyết có hiệu quả, kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn dân cư.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội, trước hết cần nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của công tác này và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trong phạm vi của tỉnh, Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Ở địa phương, Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với công tác này. Do đó, trước hết cần phải phát huy tốt vai trò tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn của mình. Ngoài ra nội dung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan (như an ninh, quốc phòng, thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan công an, quân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm cơ quan thanh tra; thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc trách nhiệm cơ quan nội vụ…), nên cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với các cơ quan Tư pháp trong hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện. Cần phải tổ chức quán triệt, phổ biến một cách kịp thời, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân về nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Sự thống nhất đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và của Nhân dân là điều kiện kiên quyết đầu tiên đảm bảo cho cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đạt kết quả. Công chức Tư pháp - Hộ tịch đóng vai trò làm đầu mối, tuy nhiên, phải có sự phân công trách nhiệm cao cho các công chức khác vì nội dung các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều công chức khác nhau; đồng thời cần phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là thước đo để đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trước hết là đối với chính quyền cấp xã. Vì vậy, cần phải thực chất, tránh hình thức, phong trào. Điều này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, cần phải bảo đảm nguồn nhân lực, kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tham mưu thực hiện nhiệm vụ này. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng đối với những tập thể được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phát hiện các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng./.