Thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của BCHTW Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019. Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động số 300/KH-STP ngày 29/3/2019 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái
Xác định phương châm hành động của năm là “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, kỷ cương, hiệu quả” gắn với mục tiêu “Ngành Tư pháp thi đua xiết chặt kỷ cương, tăng cường đoàn kết, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2019”. Theo đó xác định rõ các nhiệm vụ và chỉ tiêu của Ngành Tư pháp được giao trong Chương trình hành động số 144-CTr/TU để tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm yêu cầu đặt ra.
Kế hoạch hành động đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm đó là:
1. Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng tới tính dự báo của chính sách, đảm báo tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ về hệ thống hóa VBQPPL đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đề ra theo Kế hoạch số 213/KH-UBND của UBND tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 ở địa phương.
2. Thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Thực hiện theo dõi việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Đề xuất và thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và đánh giá 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp.
3. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hành chính tư pháp. Tập trung xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2021. Giải quyết cơ bản tình trạng tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp.
4. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Luật đấu giá tài sản, Luật công chứng, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý... Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá. Chú trọng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
5. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ngành tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Trung ương 6 khóa XII và các yêu cầu của Chính phủ bảo đảm thống nhất, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Nâng cao năng lực hoạt động gắn với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
6. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành, sử dụng chữ ký số. Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động của Ngành Tư pháp. Thực hiện nghiêm chủ trương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Kế hoạch hành động đã phân công chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm chi tiết của các phòng, đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng và thời gian đề ra./.
Minh Lý
Thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của BCHTW Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019. Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch hành động số 300/KH-STP ngày 29/3/2019 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên BáiXác định phương châm hành động của năm là “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, kỷ cương, hiệu quả” gắn với mục tiêu “Ngành Tư pháp thi đua xiết chặt kỷ cương, tăng cường đoàn kết, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2019”. Theo đó xác định rõ các nhiệm vụ và chỉ tiêu của Ngành Tư pháp được giao trong Chương trình hành động số 144-CTr/TU để tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm yêu cầu đặt ra.
Kế hoạch hành động đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm đó là:
1. Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng tới tính dự báo của chính sách, đảm báo tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ về hệ thống hóa VBQPPL đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ đề ra theo Kế hoạch số 213/KH-Ủy ban nhân dân của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 ở địa phương.
2. Thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Thực hiện theo dõi việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Đề xuất và thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và đánh giá 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp.
3. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết tốt các yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực hành chính tư pháp. Tập trung xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2021. Giải quyết cơ bản tình trạng tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp.
4. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Luật đấu giá tài sản, Luật công chứng, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý... Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá. Chú trọng thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
5. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ngành tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Trung ương 6 khóa XII và các yêu cầu của Chính phủ bảo đảm thống nhất, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Nâng cao năng lực hoạt động gắn với tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
6. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý điều hành, sử dụng chữ ký số. Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động của Ngành Tư pháp. Thực hiện nghiêm chủ trương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Kế hoạch hành động đã phân công chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm chi tiết của các phòng, đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng và thời gian đề ra./.