Trong những năm qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã phát huy được vai trò to lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Việc triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Về công tác chỉ đạo, triển khai, thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết Luật của địa phương
Nhằm triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 24/4/2015 về việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Luật; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nội dung Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và nhân dân. Theo đó, Sở Tư pháp đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình; các công văn hướng dẫn ngiệp vụ đăng ký, quản lý hộ tịch có liên quan đến một số nội dung của pháp luật về hôn nhân và gia đình …
Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình
Hàng năm Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, Hội đồng phối hợp các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung; chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đặc điểm địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết Luật cho các cơ quan, đơn vị địa phương mình. Từ năm 2015 đến tháng 12 năm 2018, Sở Tư pháp thực hiện hơn 70 chuyên mục trên “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, với trên 100 tin, bài; 48 chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” trên sóng truyền hình và 200 chuyên mục trên sóng phát thanh; Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 16 số Bản tin Tư pháp với số lượng 16.000 cuốn; 8 số Bản tin chuyên đề với số lượng 4.000 cuốn.
Về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật hôn nhân và gia đình trong tố tụng dân sự được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật qua đó việc giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình kịp thời đúng pháp luật từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, ngành kiểm sát thụ lý: 7.608 vụ, việc hôn nhân và gia đình.
Về kết quả công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân các cấp đã thực hiện tốt các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình, góp phần làm ổn định các quan hệ gia đình thực hiện và bảo vệ tốt quyền của các thành viên trong hôn nhân và gia đình, của những người có quyền, lợi ích liên quan, qua đó góp phần làm ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 7.539 vụ giải quyết 7.336 vụ còn 203 vụ. Hình thức giải quyết: đình chỉ 1.138 vụ; hòa giải đoàn tụ 341 vụ; công nhận thỏa thuận 4.777 vụ; xét xử 1.080 vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn còn một số bất cập, hạn chế như sau:
Áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình: trong quá trình thực hiện về giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều khó khăn, quy định này tính khả thi còn thấp, vì chỉ mới thể hiện được thái độ tôn trọng của nhà nước đối với phong tục, tập quán mà chưa thực sự tạo căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ để các cơ quan có liên quan áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc về HN-GĐ. Quy định về áp dụng tập quán trong Luật hiện hành là không cụ thể, rất khó có sự thống nhất trong áp dụng. Điều kiện chung là những tập quán tốt đẹp thì được kế thừa, phát huy, nhưng “tập quán tốt đẹp” không cụ thể, có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau.
Căn cứ ly hôn và đường lối giải quyết ly hôn: theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm quy định về điều kiện kết hôn sẽ giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Còn những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ được xử lý theo hướng không công nhận vợ chồng (trừ những trường hợp đặc biệt). Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp khi đăng ký kết hôn lấy họ tên của người khác để đăng ký kết hôn cho mình. Khi có yêu cầu ly hôn và xuất trình giấy đăng ký kết hôn đó thì Tòa án nhân dân giải quyết theo hướng không công nhận vợ chồng hay hủy kết hôn trái pháp luật cũng cần được hướng dẫn cụ thể.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù, điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết ly hôn.
Về quyền yêu cầu ly hôn: Quyền tự do ly hôn của vợ, chồng được pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật vẫn hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng. Cụ thể, theo Điều 51 Luật HN và GĐ thì “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, người chồng không thể và không có quyền đơn phương đệ đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn trong trường hợp này. Về mặt pháp lý, nếu như trong trường hợp đứa trẻ được người vợ đang mang thai không phải là con của người chồng thì người chồng có được xin ly hôn hay không? Theo quy định hiện hành khi đứa trẻ đã được thành thai trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con của vợ chồng, nếu không thừa nhận con phải có chứng cứ và trải qua quy trình tố tụng tốn thời gian. Đây là một quy định còn bất cập, chỉ bảo vệ quyền lợi của người vợ khi mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mà chưa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người chồng trong quan hệ hôn nhân bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ. Cụ thể trong trường hợp này, khi biết rõ người vợ ngoại tình, phản bội lại tình cảm của người chồng, đứa con trong bụng người vợ không phải con của người chồng thế nhưng quy định lại hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Quy định này đã thể hiện sự chưa toàn diện, chưa triệt để trong việc điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội, vô hình chung đã tạo điều kiện cho lối sống ngoại tình trái đạo đức xã hội, vi phạm quy định pháp luật. Mặt khác, khi cuộc sống hôn nhân đã trở nên căng thẳng, vợ chồng không còn yêu thương, tôn trọng nhau nữa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, hành vi bạo hành trong gia đình, ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất, tinh thần của cả vợ chồng và thai nhi.
Trong thời gian tới, việc đánh giá thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là hết sức cần thiết để nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, tiến tới sửa đổi Luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.
Ngọc Lâm
Trong những năm qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã phát huy được vai trò to lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Việc triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Về công tác chỉ đạo, triển khai, thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết Luật của địa phương
Nhằm triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-Ủy ban nhân dân ngày 24/4/2015 về việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Luật; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nội dung Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và nhân dân. Theo đó, Sở Tư pháp đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình; các công văn hướng dẫn ngiệp vụ đăng ký, quản lý hộ tịch có liên quan đến một số nội dung của pháp luật về hôn nhân và gia đình …
Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình
Hàng năm Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, Hội đồng phối hợp các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung; chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đặc điểm địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết Luật cho các cơ quan, đơn vị địa phương mình. Từ năm 2015 đến tháng 12 năm 2018, Sở Tư pháp thực hiện hơn 70 chuyên mục trên “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, với trên 100 tin, bài; 48 chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” trên sóng truyền hình và 200 chuyên mục trên sóng phát thanh; Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 16 số Bản tin Tư pháp với số lượng 16.000 cuốn; 8 số Bản tin chuyên đề với số lượng 4.000 cuốn.
Về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật hôn nhân và gia đình trong tố tụng dân sự được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật qua đó việc giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình kịp thời đúng pháp luật từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, ngành kiểm sát thụ lý: 7.608 vụ, việc hôn nhân và gia đình.
Về kết quả công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân các cấp đã thực hiện tốt các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình, góp phần làm ổn định các quan hệ gia đình thực hiện và bảo vệ tốt quyền của các thành viên trong hôn nhân và gia đình, của những người có quyền, lợi ích liên quan, qua đó góp phần làm ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2018, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 7.539 vụ giải quyết 7.336 vụ còn 203 vụ. Hình thức giải quyết: đình chỉ 1.138 vụ; hòa giải đoàn tụ 341 vụ; công nhận thỏa thuận 4.777 vụ; xét xử 1.080 vụ.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn còn một số bất cập, hạn chế như sau:
Áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình: trong quá trình thực hiện về giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều khó khăn, quy định này tính khả thi còn thấp, vì chỉ mới thể hiện được thái độ tôn trọng của nhà nước đối với phong tục, tập quán mà chưa thực sự tạo căn cứ pháp lý rõ ràng và đầy đủ để các cơ quan có liên quan áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc về HN-GĐ. Quy định về áp dụng tập quán trong Luật hiện hành là không cụ thể, rất khó có sự thống nhất trong áp dụng. Điều kiện chung là những tập quán tốt đẹp thì được kế thừa, phát huy, nhưng “tập quán tốt đẹp” không cụ thể, có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau.
Căn cứ ly hôn và đường lối giải quyết ly hôn: theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm quy định về điều kiện kết hôn sẽ giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Còn những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ được xử lý theo hướng không công nhận vợ chồng (trừ những trường hợp đặc biệt). Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp khi đăng ký kết hôn lấy họ tên của người khác để đăng ký kết hôn cho mình. Khi có yêu cầu ly hôn và xuất trình giấy đăng ký kết hôn đó thì Tòa án nhân dân giải quyết theo hướng không công nhận vợ chồng hay hủy kết hôn trái pháp luật cũng cần được hướng dẫn cụ thể.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù, điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết ly hôn.
Về quyền yêu cầu ly hôn: Quyền tự do ly hôn của vợ, chồng được pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật vẫn hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng. Cụ thể, theo Điều 51 Luật HN và GĐ thì “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, người chồng không thể và không có quyền đơn phương đệ đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn trong trường hợp này. Về mặt pháp lý, nếu như trong trường hợp đứa trẻ được người vợ đang mang thai không phải là con của người chồng thì người chồng có được xin ly hôn hay không? Theo quy định hiện hành khi đứa trẻ đã được thành thai trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con của vợ chồng, nếu không thừa nhận con phải có chứng cứ và trải qua quy trình tố tụng tốn thời gian. Đây là một quy định còn bất cập, chỉ bảo vệ quyền lợi của người vợ khi mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mà chưa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người chồng trong quan hệ hôn nhân bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ. Cụ thể trong trường hợp này, khi biết rõ người vợ ngoại tình, phản bội lại tình cảm của người chồng, đứa con trong bụng người vợ không phải con của người chồng thế nhưng quy định lại hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Quy định này đã thể hiện sự chưa toàn diện, chưa triệt để trong việc điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội, vô hình chung đã tạo điều kiện cho lối sống ngoại tình trái đạo đức xã hội, vi phạm quy định pháp luật. Mặt khác, khi cuộc sống hôn nhân đã trở nên căng thẳng, vợ chồng không còn yêu thương, tôn trọng nhau nữa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, hành vi bạo hành trong gia đình, ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất, tinh thần của cả vợ chồng và thai nhi.
Trong thời gian tới, việc đánh giá thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là hết sức cần thiết để nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, tiến tới sửa đổi Luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.