Nghị quyết số 49-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành từ ngày 02/6/2005 với mục tiêu chung là hướng đến việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Quán triệt chủ trương đó, xác định hoạt động bổ trợ tư pháp là hoạt động có tính chất đặc thù nhằm giúp cho cơ quan Điều tra, Kiểm sát và Tòa án thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức. Việc hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp cho thấy nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về sự cần thiết phải tiến hành và đẩy mạnh cải cách tư pháp đã được nâng lên rõ rệt. Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng bước được kiện toàn, hoàn thiện theo đúng định hướng của Đảng về cải cách tư pháp. Thể chế hóa được các chủ trương nhân đạo của Đảng trong chính sách pháp luật về hình sự; pháp luật dân sự đã bổ sung, hình thành các cơ chế pháp lý thúc đẩy các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại phát triển lành mạnh, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chủ động chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 49-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chế định bổ trợ tư pháp, cụ thể như sau:
Về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh:
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các cơ quan tư pháp đã quan tâm chú trọng và phối hợp trong việc rà soát, lựa chọn, cử cán bộ có chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, dự các hội thảo, hội nghị tại các Trung tâm, Trường, Học viện đào tạo các chức danh tư pháp... bước đầu đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ. Tính đến hết 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh, ngành Kiểm sát có 109 Kiểm sát viên các cấp trên tổng số 166 cán bộ, công chức, toàn ngành trong 15 năm qua không có Kiểm sát viên vi phạm kỉ luật; Công an tỉnh có 524 cán bộ, chiến sỹ làm công tác điều tra tội phạm, trong đó có 140 Điều tra viên, toàn ngành trong 15 năm qua chỉ có 01 điều tra viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật (năm 2017); Hệ thống Thi hành án dân sự tỉnh có 113 biên chế, trong đó có 50 Chấp hành viên, toàn ngành trong 15 năm qua có 04 Chấp hành viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật.
Đội ngũ luật sư hiện nay có 15 người hành nghề luật sư; Đội ngũ Giám định viên tư pháp có 55 người, trong đó có 03 người giám định tư pháp theo vụ việc; Đội ngũ Công chứng viên hiện có 10 người đang hành nghề; Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý hiện có 09 Trợ giúp viên, năm 2019 có 01 Trợ giúp viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật.
Các chức danh bổ trợ tư pháp đều có trình độ cử nhân luật trở lên và được đào tạo nghề trước khi bổ nhiệm, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ có chức danh tư pháp.
Việc hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp:
Lĩnh vực luật sư: Đội ngũ luật sư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trên địa bàn tỉnh đã từng bước được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các vụ việc được luật sư tư vấn, tham gia bào chữa và trợ giúp pháp lý ngày càng tăng. Các cơ quan tư pháp cũng đã cộng tác tốt để luật sư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền được bào chữa của bị can, bị cáo. Vai trò của luật sư từng bước được khẳng định trong đời sống chính trị, pháp lý. Hoạt động hành nghề của luật sư trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Lĩnh vực giám định tư pháp: Đội ngũ cán bộ, tổ chức giám định tư pháp ngày càng được củng cố, kiện toàn, chất lượng giám định tư pháp được nâng cao, góp phần phục vụ đắc lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử trước yêu cầu ngày càng cao của công tác cải cách tư pháp; đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các quan hệ dân sự, hành chính, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Lĩnh vực công chứng: Các tổ chức hành nghề công chứng đã có những thay đổi tích cực trong việc đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng chuyên môn, thái độ phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển nghề công chứng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Hội Công chứng viên tỉnh Yên Bái được thành lập và bước đầu thực hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hơn. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước.
Lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân. Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý tăng về số lượng, chất lượng. Công tác quản lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Các vụ việc tham gia tố tụng sau khi hoàn thành đều được đánh giá chất lượng theo quy định.
Nhìn chung, qua 15 năm triển khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, hoạt động tư pháp đã được cải thiện đáng kể; hệ thống pháp luật về tư pháp được hoàn thiện hơn; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt giam giữ, cải tạo từng bước được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn. Các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, các chế định hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần hội nhập kinh tế./.
Thanh Huyền
Nghị quyết số 49-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành từ ngày 02/6/2005 với mục tiêu chung là hướng đến việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quán triệt chủ trương đó, xác định hoạt động bổ trợ tư pháp là hoạt động có tính chất đặc thù nhằm giúp cho cơ quan Điều tra, Kiểm sát và Tòa án thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức. Việc hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp cho thấy nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về sự cần thiết phải tiến hành và đẩy mạnh cải cách tư pháp đã được nâng lên rõ rệt. Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng bước được kiện toàn, hoàn thiện theo đúng định hướng của Đảng về cải cách tư pháp. Thể chế hóa được các chủ trương nhân đạo của Đảng trong chính sách pháp luật về hình sự; pháp luật dân sự đã bổ sung, hình thành các cơ chế pháp lý thúc đẩy các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại phát triển lành mạnh, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chủ động chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 49-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chế định bổ trợ tư pháp, cụ thể như sau:
Về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh:
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các cơ quan tư pháp đã quan tâm chú trọng và phối hợp trong việc rà soát, lựa chọn, cử cán bộ có chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, dự các hội thảo, hội nghị tại các Trung tâm, Trường, Học viện đào tạo các chức danh tư pháp... bước đầu đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ. Tính đến hết 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh, ngành Kiểm sát có 109 Kiểm sát viên các cấp trên tổng số 166 cán bộ, công chức, toàn ngành trong 15 năm qua không có Kiểm sát viên vi phạm kỉ luật; Công an tỉnh có 524 cán bộ, chiến sỹ làm công tác điều tra tội phạm, trong đó có 140 Điều tra viên, toàn ngành trong 15 năm qua chỉ có 01 điều tra viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật (năm 2017); Hệ thống Thi hành án dân sự tỉnh có 113 biên chế, trong đó có 50 Chấp hành viên, toàn ngành trong 15 năm qua có 04 Chấp hành viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật.
Đội ngũ luật sư hiện nay có 15 người hành nghề luật sư; Đội ngũ Giám định viên tư pháp có 55 người, trong đó có 03 người giám định tư pháp theo vụ việc; Đội ngũ Công chứng viên hiện có 10 người đang hành nghề; Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý hiện có 09 Trợ giúp viên, năm 2019 có 01 Trợ giúp viên vi phạm bị xem xét xử lý kỉ luật.
Các chức danh bổ trợ tư pháp đều có trình độ cử nhân luật trở lên và được đào tạo nghề trước khi bổ nhiệm, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ có chức danh tư pháp.
Việc hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp:
Lĩnh vực luật sư: Đội ngũ luật sư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trên địa bàn tỉnh đã từng bước được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các vụ việc được luật sư tư vấn, tham gia bào chữa và trợ giúp pháp lý ngày càng tăng. Các cơ quan tư pháp cũng đã cộng tác tốt để luật sư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền được bào chữa của bị can, bị cáo. Vai trò của luật sư từng bước được khẳng định trong đời sống chính trị, pháp lý. Hoạt động hành nghề của luật sư trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Lĩnh vực giám định tư pháp: Đội ngũ cán bộ, tổ chức giám định tư pháp ngày càng được củng cố, kiện toàn, chất lượng giám định tư pháp được nâng cao, góp phần phục vụ đắc lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử trước yêu cầu ngày càng cao của công tác cải cách tư pháp; đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các quan hệ dân sự, hành chính, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Lĩnh vực công chứng: Các tổ chức hành nghề công chứng đã có những thay đổi tích cực trong việc đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng chuyên môn, thái độ phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển nghề công chứng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Hội Công chứng viên tỉnh Yên Bái được thành lập và bước đầu thực hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hơn. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước.
Lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân. Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý tăng về số lượng, chất lượng. Công tác quản lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Các vụ việc tham gia tố tụng sau khi hoàn thành đều được đánh giá chất lượng theo quy định.
Nhìn chung, qua 15 năm triển khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, hoạt động tư pháp đã được cải thiện đáng kể; hệ thống pháp luật về tư pháp được hoàn thiện hơn; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt giam giữ, cải tạo từng bước được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn. Các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, các chế định hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần hội nhập kinh tế./.