Ngày 16/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký quyết định số 1179/QĐ-BTP ban hành Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Theo đó các tiêu chí cụ thể xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công bao gồm:
1. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực hình sự
Tiêu chí 01: Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị tố giác người bị kiến nghị khởi tố hoặc bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ mà quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng không khởi tố hoặc khởi tố về tội nhẹ hơn so với hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo mà quan điểm bào chữa kiến nghị của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận thuộc một trong các trường hợp sau:
Tiêu chí 02: Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ quyêt định khởi tố bị can; rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố bị can; bị cáo được tuyên không có tội; được miễn trách nhiệm hình sự; loại trừ trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt;
Tiêu chí 03: Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; đình chỉ xét xử phúc thẩm mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý;
Tiêu chí 04: Được chuyển tội danh, được hưởng án treo hoặc chuyển khung hình phạt theo hướng nhẹ hơn so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hon so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử;
Tiêu chí 05: Được giữ nguyên hình phạt đối với những bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là người được trợ giúp pháp lý;
Tiêu chí 06: Được tuyên mức án thấp nhất hoặc thấp hơn theo mức đề nghị của Viện Kiểm sát trong cùng khung hình phạt, cùng tội danh;
Tiêu chí 07: Được giảm hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung không áp dụng biện pháp tư pháp so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 08: Không phải bồi thường thiệt hại; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với yêu cầu của bị hại/đương sự và người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp người bị buộc tội thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị hại/đương sự được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị hại mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận thuộc một trong các trường hợp sau:
Tiêu chí 09: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ mà quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận theo hướng khởi tố vụ án;
Tiêu chí 10: Người bị buộc tội không được miễn trách nhiệm hình sự, không được miễn hình phạt, không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự so với đề nghị của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 11: Khi kháng cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vì người bị buộc tội được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội; khi kháng cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại vì có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
Tiêu chí 12: Người bị buộc tội bị chuyển tội danh hoặc chuyển khung hình phạt theo hướng nặng hơn so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử; người bị buộc tội bị chuyển từ hình phạt khác không phải hình phạt tù sang hình phạt tù, chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 13: Người bị buộc tội bị áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp so với đề nghị của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 14: Người bị buộc tội bị tuyên mức án cao nhất hoặc cao hon theo mức đề nghị của Viện Kiểm sát;
Tiêu chí 15: Được chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại; được chấp nhận mức bồi thường thiệt hại cao hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm; được chấp nhận một phần yêu cầu mức bồi thường thiệt hại của bị hại và bị hại hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp bị hại thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với người bị buộc tội được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 16: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn dân sự mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại; được chấp nhận mức bồi thường cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát; chỉ chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại và nguyên đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp nguyên đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị đơn được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 17: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn dân sự mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: không phải bồi thưòng thiệt hại; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được giảm mức bồi thưòng thiệt hại so với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thưòng thiệt hại; giúp bị đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với nguyên đơn được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 18: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ mà được Tòa án giải quyết kháng cáo theo hướmg có lợi cho họ so với bản án sơ thẩm.
Tiêu chí 19: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
2. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực dân sự
Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, cụ thể như sau:
Tiêu chí 20: Giúp người được trợ giúp pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm và được Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; giúp người được trợ giúp pháp lý thỏa thuận được với các đương sự khác về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm và được Tòa án ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tiêu chí 21: Vụ việc được Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo đề nghị của người thực hiện trợ giúp pháp lý mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
Tiêu chí 22: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện; được chấp nhận yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và nguyên đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 23: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện; bác yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; bác một phần yêu cầu khởi kiện và bị đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát; giúp bị đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố hoặc một phần yêu cầu phản tố của bị đơn.
Tiêu chí 24: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người yêu cầu việc dân sự mà được Tòa án ra quyết định chấp nhận yêu cầu đó.
Tiêu chí 25: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập; được chấp nhận yêu cầu độc lập nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát được chấp nhận một phần yêu cầu độc lập và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không, có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 26: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghi bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực hành chính
Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ án hành chính, cụ thể như sau:
Tiêu chí 27: Giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi đối thoại và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Tiêu chí 28: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khởi kiện hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên khởi kiện mà được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện; được chấp nhận yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 29: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan, quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập; được chấp nhận yêu cầu độc lập nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu độc lập và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 30: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
Thanh Huyền
Ngày 16/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký quyết định số 1179/QĐ-BTP ban hành Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Theo đó các tiêu chí cụ thể xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công bao gồm: 1. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực hình sự
Tiêu chí 01: Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị tố giác người bị kiến nghị khởi tố hoặc bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ mà quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng không khởi tố hoặc khởi tố về tội nhẹ hơn so với hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo mà quan điểm bào chữa kiến nghị của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận thuộc một trong các trường hợp sau:
Tiêu chí 02: Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ quyêt định khởi tố bị can; rút toàn bộ hoặc một phần quyết định truy tố bị can; bị cáo được tuyên không có tội; được miễn trách nhiệm hình sự; loại trừ trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt;
Tiêu chí 03: Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; đình chỉ xét xử phúc thẩm mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý;
Tiêu chí 04: Được chuyển tội danh, được hưởng án treo hoặc chuyển khung hình phạt theo hướng nhẹ hơn so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hon so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử;
Tiêu chí 05: Được giữ nguyên hình phạt đối với những bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là người được trợ giúp pháp lý;
Tiêu chí 06: Được tuyên mức án thấp nhất hoặc thấp hơn theo mức đề nghị của Viện Kiểm sát trong cùng khung hình phạt, cùng tội danh;
Tiêu chí 07: Được giảm hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung không áp dụng biện pháp tư pháp so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 08: Không phải bồi thường thiệt hại; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với yêu cầu của bị hại/đương sự và người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp người bị buộc tội thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị hại/đương sự được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị hại mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận thuộc một trong các trường hợp sau:
Tiêu chí 09: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ mà quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận theo hướng khởi tố vụ án;
Tiêu chí 10: Người bị buộc tội không được miễn trách nhiệm hình sự, không được miễn hình phạt, không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự so với đề nghị của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 11: Khi kháng cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vì người bị buộc tội được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội; khi kháng cáo mà Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại vì có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
Tiêu chí 12: Người bị buộc tội bị chuyển tội danh hoặc chuyển khung hình phạt theo hướng nặng hơn so với tội danh, khung hình phạt bị khởi tố, truy tố, xét xử; người bị buộc tội bị chuyển từ hình phạt khác không phải hình phạt tù sang hình phạt tù, chuyển từ hình phạt tù cho hưởng án treo sang hình phạt tù so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 13: Người bị buộc tội bị áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp so với đề nghị của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm;
Tiêu chí 14: Người bị buộc tội bị tuyên mức án cao nhất hoặc cao hon theo mức đề nghị của Viện Kiểm sát;
Tiêu chí 15: Được chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại; được chấp nhận mức bồi thường thiệt hại cao hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc bản án sơ thẩm; được chấp nhận một phần yêu cầu mức bồi thường thiệt hại của bị hại và bị hại hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp bị hại thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với người bị buộc tội được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 16: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn dân sự mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại; được chấp nhận mức bồi thường cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát; chỉ chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại và nguyên đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thường thiệt hại; giúp nguyên đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với bị đơn được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 17: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn dân sự mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: không phải bồi thưòng thiệt hại; được giảm mức bồi thường thiệt hại so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được giảm mức bồi thưòng thiệt hại so với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát về mức bồi thưòng thiệt hại; giúp bị đơn thỏa thuận thành công về mức bồi thường thiệt hại với nguyên đơn được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc tại phiên tòa.
Tiêu chí 18: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chấp nhận theo hướng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ mà được Tòa án giải quyết kháng cáo theo hướmg có lợi cho họ so với bản án sơ thẩm.
Tiêu chí 19: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
2. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực dân sự
Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, cụ thể như sau:
Tiêu chí 20: Giúp người được trợ giúp pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm và được Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; giúp người được trợ giúp pháp lý thỏa thuận được với các đương sự khác về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm và được Tòa án ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tiêu chí 21: Vụ việc được Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo đề nghị của người thực hiện trợ giúp pháp lý mà có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
Tiêu chí 22: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho nguyên đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện; được chấp nhận yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và nguyên đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 23: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn mà quan điểm bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện; bác yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; bác một phần yêu cầu khởi kiện và bị đơn hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát; giúp bị đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố hoặc một phần yêu cầu phản tố của bị đơn.
Tiêu chí 24: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người yêu cầu việc dân sự mà được Tòa án ra quyết định chấp nhận yêu cầu đó.
Tiêu chí 25: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập; được chấp nhận yêu cầu độc lập nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát được chấp nhận một phần yêu cầu độc lập và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không, có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 26: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghi bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công trong lĩnh vực hành chính
Vụ việc mà quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ án hành chính, cụ thể như sau:
Tiêu chí 27: Giúp người được trợ giúp pháp lý được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi đối thoại và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Tiêu chí 28: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khởi kiện hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên khởi kiện mà được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện; được chấp nhận yêu cầu khởi kiện nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 29: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan, quan điểm của người thực hiện trợ giúp pháp lý được Tòa án chấp nhận theo một trong các hướng sau đây: được chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập; được chấp nhận yêu cầu độc lập nhiều hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát; được chấp nhận một phần yêu cầu độc lập và người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ có văn bản bày tỏ sự hài lòng đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc không có ý kiến đề nghị của Viện Kiểm sát.
Tiêu chí 30: Giúp người được trợ giúp pháp lý kiến nghị hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và được chấp nhận bằng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý.