Ngày 12 tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 829/QĐ-UBND về phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của Sở Tư pháp xếp thứ 5/19 sở, ban, ngành, tăng 6 bậc so với năm 2019.
Kết quả nêu trên đã phản ánh quyết tâm của lãnh đạo Sở Tư pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức Sở Tư pháp trong triển khai công tác cải cách hành chính năm 2020. Bước sang năm 2021, để tiếp tục duy trì và cải thiện chỉ số cải cách hành chính của ngành, Sở Tư pháp đề ra một số giải pháp trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung về cải cách thể chế, nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như nâng cao chỉ số cải lòng của người dân, doanh nghiệp, cụ thể:
Một là: Đối với công tác cải cách thể chế:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở bám sát Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 và Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh uỷ Yên Bái; Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Chủ động tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tính thụ động trong việc chuẩn bị, soạn thảo, thẩm định văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong quá trình xây dựng và phát hành văn bản, phát huy tính dân chủ, nâng cao chất lượng văn bản.
- Tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và bảo đảm tỉnh hợp pháp và thực tiễn của địa phương.
Hai là: Đối với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc ngành Tư pháp:
- Tăng cường tuyên truyên, phổ biến về hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những lợi ích mang lại từ dịch vụ này. Việc triển khai này được thực hiện một cách đồng bộ theo chương trình tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung.
- Cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất (trực tuyến hoặc tại các Trung tâm HCC, Trung tâm dịch vụ…). Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công dân.
- Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong những năm tiếp theo. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Ba là: Đối với việc nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp:
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đối với cả 5 tiêu chí về đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, gồm các tiêu chí: (1) Về tiếp cận dịch vụ; (2) Thủ tục hành chính; (3) Công chức giải quyết công việc; (4) Sự hài lòng về kết quả; (5) Tiếp nhận, xử lý các ý kiến ý đóng góp, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
- Thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất cắt giảm những quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.
- Chú trọng chất lượng phục vụ của công chức giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn, tránh gây bức xúc, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Thu Nga
Ngày 12 tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 829/QĐ-Ủy ban nhân dân về phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của Sở Tư pháp xếp thứ 5/19 sở, ban, ngành, tăng 6 bậc so với năm 2019.Kết quả nêu trên đã phản ánh quyết tâm của lãnh đạo Sở Tư pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức Sở Tư pháp trong triển khai công tác cải cách hành chính năm 2020. Bước sang năm 2021, để tiếp tục duy trì và cải thiện chỉ số cải cách hành chính của ngành, Sở Tư pháp đề ra một số giải pháp trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung về cải cách thể chế, nâng cao chất lượng dịch vụ công cũng như nâng cao chỉ số cải lòng của người dân, doanh nghiệp, cụ thể:
Một là: Đối với công tác cải cách thể chế:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở bám sát Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 và Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh uỷ Yên Bái; Quyết định số 66/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 15/01/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Chủ động tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tính thụ động trong việc chuẩn bị, soạn thảo, thẩm định văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong quá trình xây dựng và phát hành văn bản, phát huy tính dân chủ, nâng cao chất lượng văn bản.
- Tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và bảo đảm tỉnh hợp pháp và thực tiễn của địa phương.
Hai là: Đối với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc ngành Tư pháp:
- Tăng cường tuyên truyên, phổ biến về hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những lợi ích mang lại từ dịch vụ này. Việc triển khai này được thực hiện một cách đồng bộ theo chương trình tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung.
- Cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất (trực tuyến hoặc tại các Trung tâm HCC, Trung tâm dịch vụ…). Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công dân.
- Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong những năm tiếp theo. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Ba là: Đối với việc nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp:
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đối với cả 5 tiêu chí về đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, gồm các tiêu chí: (1) Về tiếp cận dịch vụ; (2) Thủ tục hành chính; (3) Công chức giải quyết công việc; (4) Sự hài lòng về kết quả; (5) Tiếp nhận, xử lý các ý kiến ý đóng góp, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
- Thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất cắt giảm những quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.
- Chú trọng chất lượng phục vụ của công chức giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn, tránh gây bức xúc, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.