Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán người trong những năm qua cho thấy, đối tượng mua bán người thường không chấp hành các quy định về khai báo tạm trú tại địa phương để luồn lách vào nhân dân, ăn ở trong nhà dân mà không khai báo, lấy lòng tin và tiến hành việc lừa đảo. Đồng thời việc khai báo tạm vắng cũng không được người dân chấp hành nghiêm túc theo quy định pháp luật nên đã xảy ra tình trạng nhiều phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nơi họ thường trú mà chính quyền không biết.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và ngăn ngừa đối tượng lợi dụng quy định pháp luật về khai báo tạm trú, tạm vắng để thực hiện hành vi mua bán người, Điều 9 Luật Phòng, chống mua bán người quy định công tác quản lý về an ninh, trật tự như sau:
1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn.
2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.
5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.
Hoàng Anh
Trả lời:Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán người trong những năm qua cho thấy, đối tượng mua bán người thường không chấp hành các quy định về khai báo tạm trú tại địa phương để luồn lách vào nhân dân, ăn ở trong nhà dân mà không khai báo, lấy lòng tin và tiến hành việc lừa đảo. Đồng thời việc khai báo tạm vắng cũng không được người dân chấp hành nghiêm túc theo quy định pháp luật nên đã xảy ra tình trạng nhiều phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nơi họ thường trú mà chính quyền không biết.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và ngăn ngừa đối tượng lợi dụng quy định pháp luật về khai báo tạm trú, tạm vắng để thực hiện hành vi mua bán người, Điều 9 Luật Phòng, chống mua bán người quy định công tác quản lý về an ninh, trật tự như sau:
1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn.
2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.
5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.