Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và cũng là một hợp phần quan trọng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo.
Thực hiện Luật TGPL 2017, trong thời gian qua công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều người dân đã biết đến hoạt động TGPL, số lượng và chất lượng vụ việc TGPL tăng cao. Qua tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo vệ; nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên. TGPL đã góp phần vào việc giữ vững trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Năm 2019, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Yên Bái (Trung tâm TGPL) đã tiếp nhận và thực hiện TGPL 513 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 282 vụ việc, tư vấn pháp luật là 231 vụ việc. Năm 2020, tiếp nhận và thực hiện TGPL 672 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng là 317 vụ việc và tư vấn pháp luật 355 vụ việc.
Để đạt được những kết quả nêu trên, Trung tâm TGPL đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để tăng cường khả năng tiếp cận TGPL đối với người dân cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TGPL, như: Thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông về TGPL; thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cho tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL; tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nội dung về nhu cầu TGPL nhận thấy, việc người nghèo và các nhóm yếu thế tiếp cận với TGPL còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, Trung tâm TGPL đã rà soát một số nhóm người thuộc diện được TGPL, kết quả như sau: Người có công với cách mạng: 5.829 người; Hộ nghèo: 15.372 hộ (mỗi hộ trung bình có 04 người); Trẻ em: 234.145 trẻ em (trong đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là: 3.932 trẻ em); Người dân tộc thiểu số: 469.869 người (trong đó ước tính có khoảng 2/3 là cư trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn); Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng: 10.463 người; Người cao tuổi 84.408 người. Với các số liệu nêu trên, có thể nhận định rằng: Nhu cầu về TGPL trong người dân là cao nhưng số vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện còn thấp.
Về khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL của nhóm nghèo, nhóm dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Việc người dân tiếp cận với TGPL được thực hiện thông qua ba phương thức chủ yếu sau đây:
Phương thức thứ nhất: Người dân trực tiếp đến Trung tâm TGPL.
Phương thức thứ hai: Trung tâm TGPL chủ động tiếp cận với người dân.
Phương thức thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích, hướng dẫn về TGPL cho người dân sau đó chuyển đến yêu cầu TGPL đến Trung tâm TGPL hoặc hướng dẫn người dân đến Trung tâm; các cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp, xử lý, giải quyết các vụ việc có liên quan đến công dân giới thiệu đến Trung tâm TGPL.
Đối với phương thức thứ nhất: Người dân đến với Trung tâm TGPL
Để người dân có thể chủ động đến với TGPL thì trước hết họ phải hiểu rõ về TGPL. Song, vì một số nguyên nhân mà trong thời gian qua các hoạt động truyền thông tuy đã được thực hiện với nhiều hình thức nhưng hiệu quả đạt chưa cao trên một số nhóm đối tượng, như: người nghèo, người dân tộc thiểu số (do bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách địa lý giữa Trung tâm TGPL với các vùng đăc biệt khó khăn, điều kiện giao thông, kinh phí, kỹ năng tuyên truyền của một số viên chức làm công tác TGPL…), do đó nhiều người nghèo, người dân tộc thiểu số tại địa phương chưa nắm bắt được một cách đầy đủ các thông tin về TGPL để từ đó tiếp cận với Trung tâm TGPL khi có nhu cầu.
Người nghèo và các nhóm yếu thế thường là những người có trình độ hiểu biết rất hạn chế, có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức do đó rất khó khăn để có thể chủ động đến với Trung tâm TGPL.
Người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái thường sinh sống ở các thôn, bản cách xa trung tâm tỉnh (có nơi cách xa trên 200 km), điều kiện đường giao thông đi lại hết sức khó khăn, đèo dốc, nguy hiểm. Bên cạnh đó là sự thiếu thốn về kinh tế, bất đồng về ngôn ngữ khiến họ không dễ dàng gì khi đến với Trung tâm TGPL.
Đối với phương thức thứ hai: Trung tâm TGPL chủ động đến với người dân
Việc Trung tâm TGPL chủ động tiếp cận với người nghèo và các nhóm yếu thế được thực hiện thông qua các đợt truyền thông về TGPL đến các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; các đợt tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn, bản; các đợt truyền thông pháp luật về chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật.v.v.
Tuy nhiên, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, tiến độ thu ngân sách đạt thấp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ đầu tư, duy trì phát triển kinh tế... nên Chính phủ cũng như địa phương đã chỉ đạo cắt giảm kinh phí đối với một số nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong đó có kinh phí tổ chức hội nghị, tập huấn, đi công tác, do đó một số hoạt động của của Trung tâm TGPL đến với người dân, như: tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; tổ chức các đợt truyền thông pháp luật về TGPL đến các thôn, bản cũng bị giảm sút hoặc chậm lại. Do tác động này, khả năng tiếp cận với dịch vụ TGPL của người người nghèo và các đối tượng yếu thế khác cũng gặp khó khăn hơn.
Yên Bái là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, thuộc diện được thụ hưởng chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số: 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2021, nếu không có chính sách tiếp nối, các hoạt động nêu trên không có kinh phí để thực hiện, việc chủ động đến với người dân của Trung tâm TGPL sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đối với phương thức thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích, hướng dẫn về TGPL cho người dân sau đó chuyển yêu cầu TGPL đến Trung tâm TGPL hoặc hướng dẫn người dân đến Trung tâm; các cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp, xử lý, giải quyết các vụ việc có liên quan đến công dân giới thiệu đến Trung tâm TGPL.
Thực hiện Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian qua, công tác phối hợp về TGPL giữa Trung tâm TGPL và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đã được thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhận thức về TGPL của một số ít cơ quan, tổ chức, cá nhân còn có phần hạn chế. Việc thông báo, giải thích về quyền được TGPL theo quy định của pháp luật đối với người thuộc diện được TGPL là người bị buộc tội, bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong một số trường hợp còn mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả, do đó khả năng tiếp cận với TGPL của người nghèo và nhóm yếu thế thông qua các “kênh’ này cũng có phần hạn chế.
Các giải pháp tăng cường tiếp cận TGPL cho người nghèo và các nhóm yếu thế
Để tăng cường tiếp cận TGPL cho người nghèo và các nhóm yếu thế trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông. Trung tâm TGPL Phối hợp với Trung tâm văn hoá và truyền thông của các huyện vùng cao thực hiện chuyên mục TGPL bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếp sóng đến các đài phát thanh của các xã nghèo, thôn, bản qua đó nâng cao hiểu biết của người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế về quyền được TGPL và phương pháp tiếp cận với dịch vụ TGPL khi có nhu cầu.
Hai là,, tổ chức thực hiện các đợt truyền thông về TGPL đến các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn để tiếp cận với người dân. Tại các đợt truyền thông, Trợ giúp viên pháp lý có thể trực tiếp giải đáp một số vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, cung cấp thông tin pháp luật và tiếp nhận các yêu cầu TGPL. Tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Qua các đối tượng tham dự tập huấn, đông đảo người dân sẽ biết đến dịch vụ TGPL và đến với Trung tâm TGPL khi có nhu cầu.
Ba là, tăng cường năng lực thực hiện TGPL cho Trung tâm TGPL: Bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để Trung tâm TGPL có thể tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Bốn là, tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng, với chính quyền cấp xã; trao đổi thông tin, yêu cầu sự phối hợp của mạng lưới người hỗ trợ thực hiện TGPL tại cơ sở (cán bộ tư pháp, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng...), thông qua họ hướng dẫn, tiếp nhận yêu cầu TGPL khi người dân có nhu cầu.
Năm là, Yên Bái với đặc điểm người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (chiếm 57,4% dân số), đồng bào Mông chiếm số lượng lớn, sinh sống tập trung ở 02 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù cang chải (trên 90% dân số của huyện), tuy nhiên cán bộ làm công tác TGPL của Trung tâm TGPL không biết tiếng Mông, không có kinh phí đào tạo. Do đó, việc truyền tải thông tin tới người đồng bào Mông gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Cục TGPL - Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để có chính sách hỗ trợ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho viên chức của Trung tâm TGPL.
Sáu là, xây dựng cơ chế phối hợp với những người có các hoạt động liên quan đến công tác TGPL tại cơ sở (công chức Tư pháp hộ tịch, Cán bộ Hội phụ nữ, hòa giải viên, Công an xã, Trưởng thôn, Già làng, Trưởng bản,....) làm cầu nối giữa TGPL và người dân là vô cùng cần thiết, để họ có thể cung cấp thông tin pháp luật về TGPL cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở. Tuy nhiên hiện nay cũng không có kinh phí để duy trì và phát triển mạng lưới này. Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để có chính sách thực hiện hoạt động này.
Bảy là, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chính sách để tiếp nối Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg trong giai đoạn tiếp theo, nhằm đảm bảo quyền được hưởng dịch vụ TGPL của người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế trong xã hội./.
Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Sở
Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và cũng là một hợp phần quan trọng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo. Thực hiện Luật TGPL 2017, trong thời gian qua công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều người dân đã biết đến hoạt động TGPL, số lượng và chất lượng vụ việc TGPL tăng cao. Qua tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo vệ; nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên. TGPL đã góp phần vào việc giữ vững trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Năm 2019, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Yên Bái (Trung tâm TGPL) đã tiếp nhận và thực hiện TGPL 513 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng 282 vụ việc, tư vấn pháp luật là 231 vụ việc. Năm 2020, tiếp nhận và thực hiện TGPL 672 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng là 317 vụ việc và tư vấn pháp luật 355 vụ việc.
Để đạt được những kết quả nêu trên, Trung tâm TGPL đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để tăng cường khả năng tiếp cận TGPL đối với người dân cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TGPL, như: Thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông về TGPL; thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cho tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL; tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nội dung về nhu cầu TGPL nhận thấy, việc người nghèo và các nhóm yếu thế tiếp cận với TGPL còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, Trung tâm TGPL đã rà soát một số nhóm người thuộc diện được TGPL, kết quả như sau: Người có công với cách mạng: 5.829 người; Hộ nghèo: 15.372 hộ (mỗi hộ trung bình có 04 người); Trẻ em: 234.145 trẻ em (trong đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là: 3.932 trẻ em); Người dân tộc thiểu số: 469.869 người (trong đó ước tính có khoảng 2/3 là cư trú tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn); Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng: 10.463 người; Người cao tuổi 84.408 người. Với các số liệu nêu trên, có thể nhận định rằng: Nhu cầu về TGPL trong người dân là cao nhưng số vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện còn thấp.
Tham gia tố tụng tại phiên toà
Về khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL của nhóm nghèo, nhóm dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Việc người dân tiếp cận với TGPL được thực hiện thông qua ba phương thức chủ yếu sau đây:
Phương thức thứ nhất: Người dân trực tiếp đến Trung tâm TGPL.
Phương thức thứ hai: Trung tâm TGPL chủ động tiếp cận với người dân.
Phương thức thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích, hướng dẫn về TGPL cho người dân sau đó chuyển đến yêu cầu TGPL đến Trung tâm TGPL hoặc hướng dẫn người dân đến Trung tâm; các cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp, xử lý, giải quyết các vụ việc có liên quan đến công dân giới thiệu đến Trung tâm TGPL.
Đối với phương thức thứ nhất: Người dân đến với Trung tâm TGPL
Để người dân có thể chủ động đến với TGPL thì trước hết họ phải hiểu rõ về TGPL. Song, vì một số nguyên nhân mà trong thời gian qua các hoạt động truyền thông tuy đã được thực hiện với nhiều hình thức nhưng hiệu quả đạt chưa cao trên một số nhóm đối tượng, như: người nghèo, người dân tộc thiểu số (do bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách địa lý giữa Trung tâm TGPL với các vùng đăc biệt khó khăn, điều kiện giao thông, kinh phí, kỹ năng tuyên truyền của một số viên chức làm công tác TGPL…), do đó nhiều người nghèo, người dân tộc thiểu số tại địa phương chưa nắm bắt được một cách đầy đủ các thông tin về TGPL để từ đó tiếp cận với Trung tâm TGPL khi có nhu cầu.
Người nghèo và các nhóm yếu thế thường là những người có trình độ hiểu biết rất hạn chế, có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức do đó rất khó khăn để có thể chủ động đến với Trung tâm TGPL.
Người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái thường sinh sống ở các thôn, bản cách xa trung tâm tỉnh (có nơi cách xa trên 200 km), điều kiện đường giao thông đi lại hết sức khó khăn, đèo dốc, nguy hiểm. Bên cạnh đó là sự thiếu thốn về kinh tế, bất đồng về ngôn ngữ khiến họ không dễ dàng gì khi đến với Trung tâm TGPL.
Đối với phương thức thứ hai: Trung tâm TGPL chủ động đến với người dân
Việc Trung tâm TGPL chủ động tiếp cận với người nghèo và các nhóm yếu thế được thực hiện thông qua các đợt truyền thông về TGPL đến các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; các đợt tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn, bản; các đợt truyền thông pháp luật về chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật.v.v.
Tuy nhiên, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, tiến độ thu ngân sách đạt thấp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ đầu tư, duy trì phát triển kinh tế... nên Chính phủ cũng như địa phương đã chỉ đạo cắt giảm kinh phí đối với một số nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong đó có kinh phí tổ chức hội nghị, tập huấn, đi công tác, do đó một số hoạt động của của Trung tâm TGPL đến với người dân, như: tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; tổ chức các đợt truyền thông pháp luật về TGPL đến các thôn, bản cũng bị giảm sút hoặc chậm lại. Do tác động này, khả năng tiếp cận với dịch vụ TGPL của người người nghèo và các đối tượng yếu thế khác cũng gặp khó khăn hơn.
Yên Bái là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, thuộc diện được thụ hưởng chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số: 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2021, nếu không có chính sách tiếp nối, các hoạt động nêu trên không có kinh phí để thực hiện, việc chủ động đến với người dân của Trung tâm TGPL sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đối với phương thức thứ ba: Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích, hướng dẫn về TGPL cho người dân sau đó chuyển yêu cầu TGPL đến Trung tâm TGPL hoặc hướng dẫn người dân đến Trung tâm; các cơ quan, tổ chức có chức năng tiếp, xử lý, giải quyết các vụ việc có liên quan đến công dân giới thiệu đến Trung tâm TGPL.
Thực hiện Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian qua, công tác phối hợp về TGPL giữa Trung tâm TGPL và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đã được thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhận thức về TGPL của một số ít cơ quan, tổ chức, cá nhân còn có phần hạn chế. Việc thông báo, giải thích về quyền được TGPL theo quy định của pháp luật đối với người thuộc diện được TGPL là người bị buộc tội, bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong một số trường hợp còn mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả, do đó khả năng tiếp cận với TGPL của người nghèo và nhóm yếu thế thông qua các “kênh’ này cũng có phần hạn chế.
Trợ giúp pháp lý tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
Các giải pháp tăng cường tiếp cận TGPL cho người nghèo và các nhóm yếu thế
Để tăng cường tiếp cận TGPL cho người nghèo và các nhóm yếu thế trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông. Trung tâm TGPL Phối hợp với Trung tâm văn hoá và truyền thông của các huyện vùng cao thực hiện chuyên mục TGPL bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếp sóng đến các đài phát thanh của các xã nghèo, thôn, bản qua đó nâng cao hiểu biết của người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế về quyền được TGPL và phương pháp tiếp cận với dịch vụ TGPL khi có nhu cầu.
Hai là,, tổ chức thực hiện các đợt truyền thông về TGPL đến các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn để tiếp cận với người dân. Tại các đợt truyền thông, Trợ giúp viên pháp lý có thể trực tiếp giải đáp một số vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, cung cấp thông tin pháp luật và tiếp nhận các yêu cầu TGPL. Tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Qua các đối tượng tham dự tập huấn, đông đảo người dân sẽ biết đến dịch vụ TGPL và đến với Trung tâm TGPL khi có nhu cầu.
Ba là, tăng cường năng lực thực hiện TGPL cho Trung tâm TGPL: Bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để Trung tâm TGPL có thể tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Bốn là, tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng, với chính quyền cấp xã; trao đổi thông tin, yêu cầu sự phối hợp của mạng lưới người hỗ trợ thực hiện TGPL tại cơ sở (cán bộ tư pháp, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng...), thông qua họ hướng dẫn, tiếp nhận yêu cầu TGPL khi người dân có nhu cầu.
Năm là, Yên Bái với đặc điểm người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (chiếm 57,4% dân số), đồng bào Mông chiếm số lượng lớn, sinh sống tập trung ở 02 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù cang chải (trên 90% dân số của huyện), tuy nhiên cán bộ làm công tác TGPL của Trung tâm TGPL không biết tiếng Mông, không có kinh phí đào tạo. Do đó, việc truyền tải thông tin tới người đồng bào Mông gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Cục TGPL - Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để có chính sách hỗ trợ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho viên chức của Trung tâm TGPL.
Sáu là, xây dựng cơ chế phối hợp với những người có các hoạt động liên quan đến công tác TGPL tại cơ sở (công chức Tư pháp hộ tịch, Cán bộ Hội phụ nữ, hòa giải viên, Công an xã, Trưởng thôn, Già làng, Trưởng bản,....) làm cầu nối giữa TGPL và người dân là vô cùng cần thiết, để họ có thể cung cấp thông tin pháp luật về TGPL cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở. Tuy nhiên hiện nay cũng không có kinh phí để duy trì và phát triển mạng lưới này. Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền để có chính sách thực hiện hoạt động này.
Bảy là, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chính sách để tiếp nối Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg trong giai đoạn tiếp theo, nhằm đảm bảo quyền được hưởng dịch vụ TGPL của người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế trong xã hội./.