Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL) và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật các địa phương.
Đoàn Kiểm tra liên ngành TDTHTHPL tại Sở Tài nguyên và Môi trường (năm 2020)
Tuy nhiên, việc quy định hoạt động TDTHTHPL tại các Nghị định vẫn mang tính khái quát, chưa đi sâu vào hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ, ngành, địa phương áp dụng. Bên cạnh đó, các nội dung hướng dẫn tại Chương II, Chương III Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định trong thực tiễn triển khai. Để thực hiện các Nghị định về công tác TDTHTHPL một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương trong việc TDTHTHPL, ngày 21/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2021 của Chính phủ về TDTHTHPL và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Theo đó từ ngày 10/8/2021, việc thực hiện công tác TDTHTHPL ở địa phương có một số nội dung mới như sau:
Thứ nhất, về xây dựng, ban hành kế hoạch TDTHTHPL
Về căn cứ ban hành kế hoạch, Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định căn cứ kế hoạch TDTHTHPL do Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch TDTHTHPL của địa phương trước ngày 30/01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp. Kế hoạch TDTHTHPL của UBND cấp huyện, UBND cấp xã phải căn cứ kế hoạch của UBND cấp trên và tình hình thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương để ban hành cho phù hợp. Như vậy, Thông tư mới đã quy định hợp lý hơn về căn cứ và thời hạn ban hành Kế hoạch TDTHPL (trước đây quy định việc ban hành Kế hoạch TDTHTHPL ở tỉnh căn cứ nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm và thực tiễn thi hành pháp luật; không quy định ban hành Kế hoạch ở cấp huyện, cấp xã). Việc ban hành kế hoạch TDTHTHPL của các cơ quan địa phương phải phù hợp với kế hoạch của cấp trên, do đó kế hoạch TDTHTHPL của các địa phương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BTP là sát với thực tiễn, góp phần đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong công tác TDTHTHPL.
Ngoài ra, Thông tư số 04/2021/TT-BTP cũng bổ sung quy định kế hoạch TDTHHPL của UBND cấp huyện, UBND cấp xã ban hành phải gửi về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để thuận lợi cho việc theo dõi, tổng hợp.
Thứ hai, về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phạm vi trách nhiệm, nội dung và tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
Về phạm vi trách nhiệm kiểm tra ở địa phương, Thông tư quy định UBND các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác TDTHTHPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND cấp dưới trực tiếp; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu, giúp UBND cùng cấp kiểm tra việc thực hiện công tác TDTHTHPL, kiểm tra TDTHPL thuộc lĩnh vực trọng tâm, liên ngành ở địa phương. Đặc biệt, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong công tác TDTHTHPL, đảm bảo công tác kiểm tra được toàn diện, đảm bảo chặt chẽ hơn, Thông tư bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu, giúp UBND cùng cấp kiểm tra THTHPL thuộc phạm vi quản lý ở địa phương.
Về nội dung kiểm tra, Thông tư số 04/2021/TT-BTP đã phân định rõ các nội dung kiểm tra công tác TDTHTHPL chung và công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. Cụ thể, nội dung kiểm tra công tác TDTHTHPL được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Thứ ba, về điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
Thông tư mới đã bỏ bớt 01 nhóm đối tượng được điều tra khảo sát quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BTP là “tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát”, theo đó đối tượng được điều tra, khảo sát gồm hai nhóm: (i) Tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát; (ii) các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát. Việc bỏ quy định về đối tượng được khảo sát như Thông tư mới đảm bảo tránh trùng lặp với quy định về hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, về thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định rõ 05 nguồn thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật gồm: Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước; Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ngoài các hình thức cung cấp thông tin theo quy định hiện hành (văn bản; trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân; qua cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước), Thông tư mới còn bổ sung hình thức qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng; qua hòm thư điện tử và các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp, tiếp nhận thông tin đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ năm, về báo cáo công tác TDTHTHPL
Thông tư quy định 03 trường hợp báo cáo công tác TDTHTHPL là báo cáo định kỳ hằng năm; báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật và Báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật. Các loại báo cáo có mẫu ban hành kèm theo, riêng báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật, nội dung báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền..
Thứ sáu, về cộng tác viên TDTHTHPL
Việc quy định còn chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể về hình thức, cách thức phối hợp đối với cộng tác viên TDTHTHPL là một trong những hạn chế của Thông tư 14/2014/TT-BTP đã được khắc phục tại Thông tư lần này. Theo đó, Thông tư số 04/2021/TT-BTP đã quy định rõ tiêu chuẩn của cộng tác viên TDTHTHPL, hình thức huy động và ký hợp đồng với cộng tác viên TDTHTHPL.
Về tiêu chuẩn, cá nhân được huy động tham gia hoạt động TDTHTHPL phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kỷ luật, người đang chấp hành hình phạt, đang bị quản chế hành chính.
Thu Hằng
Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL) và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật các địa phương.
Tuy nhiên, việc quy định hoạt động TDTHTHPL tại các Nghị định vẫn mang tính khái quát, chưa đi sâu vào hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ, ngành, địa phương áp dụng. Bên cạnh đó, các nội dung hướng dẫn tại Chương II, Chương III Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định trong thực tiễn triển khai. Để thực hiện các Nghị định về công tác TDTHTHPL một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương trong việc TDTHTHPL, ngày 21/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2021 của Chính phủ về TDTHTHPL và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Theo đó từ ngày 10/8/2021, việc thực hiện công tác TDTHTHPL ở địa phương có một số nội dung mới như sau:
Thứ nhất, về xây dựng, ban hành kế hoạch TDTHTHPL
Về căn cứ ban hành kế hoạch, Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định căn cứ kế hoạch TDTHTHPL do Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch TDTHTHPL của địa phương trước ngày 30/01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp. Kế hoạch TDTHTHPL của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp trên và tình hình thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương để ban hành cho phù hợp. Như vậy, Thông tư mới đã quy định hợp lý hơn về căn cứ và thời hạn ban hành Kế hoạch TDTHPL (trước đây quy định việc ban hành Kế hoạch TDTHTHPL ở tỉnh căn cứ nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm và thực tiễn thi hành pháp luật; không quy định ban hành Kế hoạch ở cấp huyện, cấp xã). Việc ban hành kế hoạch TDTHTHPL của các cơ quan địa phương phải phù hợp với kế hoạch của cấp trên, do đó kế hoạch TDTHTHPL của các địa phương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BTP là sát với thực tiễn, góp phần đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong công tác TDTHTHPL.
Ngoài ra, Thông tư số 04/2021/TT-BTP cũng bổ sung quy định kế hoạch TDTHHPL của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành phải gửi về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để thuận lợi cho việc theo dõi, tổng hợp.
Thứ hai, về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phạm vi trách nhiệm, nội dung và tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
Về phạm vi trách nhiệm kiểm tra ở địa phương, Thông tư quy định Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác TDTHTHPL của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra việc thực hiện công tác TDTHTHPL, kiểm tra TDTHPL thuộc lĩnh vực trọng tâm, liên ngành ở địa phương. Đặc biệt, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trong công tác TDTHTHPL, đảm bảo công tác kiểm tra được toàn diện, đảm bảo chặt chẽ hơn, Thông tư bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra THTHPL thuộc phạm vi quản lý ở địa phương.
Về nội dung kiểm tra, Thông tư số 04/2021/TT-BTP đã phân định rõ các nội dung kiểm tra công tác TDTHTHPL chung và công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. Cụ thể, nội dung kiểm tra công tác TDTHTHPL được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Thứ ba, về điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
Thông tư mới đã bỏ bớt 01 nhóm đối tượng được điều tra khảo sát quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BTP là “tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát”, theo đó đối tượng được điều tra, khảo sát gồm hai nhóm: (i) Tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát; (ii) các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát. Việc bỏ quy định về đối tượng được khảo sát như Thông tư mới đảm bảo tránh trùng lặp với quy định về hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, về thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
Thông tư số 04/2021/TT-BTP quy định rõ 05 nguồn thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật gồm: Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước; Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ngoài các hình thức cung cấp thông tin theo quy định hiện hành (văn bản; trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân; qua cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước), Thông tư mới còn bổ sung hình thức qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng; qua hòm thư điện tử và các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp, tiếp nhận thông tin đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thứ năm, về báo cáo công tác TDTHTHPL
Thông tư quy định 03 trường hợp báo cáo công tác TDTHTHPL là báo cáo định kỳ hằng năm; báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật và Báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật. Các loại báo cáo có mẫu ban hành kèm theo, riêng báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật, nội dung báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền..
Thứ sáu, về cộng tác viên TDTHTHPL
Việc quy định còn chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể về hình thức, cách thức phối hợp đối với cộng tác viên TDTHTHPL là một trong những hạn chế của Thông tư 14/2014/TT-BTP đã được khắc phục tại Thông tư lần này. Theo đó, Thông tư số 04/2021/TT-BTP đã quy định rõ tiêu chuẩn của cộng tác viên TDTHTHPL, hình thức huy động và ký hợp đồng với cộng tác viên TDTHTHPL.
Về tiêu chuẩn, cá nhân được huy động tham gia hoạt động TDTHTHPL phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kỷ luật, người đang chấp hành hình phạt, đang bị quản chế hành chính.