Để xác định một người có phải là nạn nhân của mua bán người không, cần căn cứ vào các quy định tại Điều 27 của Luật Phòng, chống mua bán người.
Theo đó, một người có thể được xác định là nạn nhân khi có một trong những căn cứ sau:
- Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận nhằm sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác
- Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Đối chiếu với các quy định trên, M không được xác định là nạn nhân của mua bán người, vì vậy, M không được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với nạn nhân của mua bán người. Ngoài ra, M còn vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm việc giả mạo là nạn nhân, do vậy M có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật./.
Hoàng Anh
Trả lời:Để xác định một người có phải là nạn nhân của mua bán người không, cần căn cứ vào các quy định tại Điều 27 của Luật Phòng, chống mua bán người.
Theo đó, một người có thể được xác định là nạn nhân khi có một trong những căn cứ sau:
- Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận nhằm sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác
- Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Đối chiếu với các quy định trên, M không được xác định là nạn nhân của mua bán người, vì vậy, M không được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với nạn nhân của mua bán người. Ngoài ra, M còn vi phạm quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm việc giả mạo là nạn nhân, do vậy M có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật./.