Thực hiện Kế hoạch truyền thông về trợ giúp pháp lý số 80/KH-TGPL ngày 30/8/2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý 02 đợt truyền thông tại 04 xã trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Tại hội nghị, 108 lượt người dân tại các xã Trúc Lâu, Mai Sơn, Minh Xuân và xã Mường Lai, huyện Lục Yên đã được nghe các trợ giúp viên pháp lý đã tuyên truyền một số quy định về người được trợ giúp pháp lý; Tổ chức thực hiện và người thực hiện trợ giúp pháp lý; Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý; Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý; Một số nội dung cơ bản của Luật Người khuyết tật có liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý; Một số nội dung cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 có liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính quy định về quyền, nghĩa vụ của người được hưởng trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng đưa các quy định của pháp luật đến tận người dân. Những nội dung TGPL phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế tại địa phương.
Kết thúc nội dung tuyên truyền pháp lý, các Trợ giúp viên pháp lý đã tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trực tiếp cho 08 người dân, trong đó: Người dân tộc thiểu số: 07 người; Người có công với cách mạng: 01 người. Về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Đất đai, Dân sự và lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Các yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý đã được người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin, trên cơ sở các quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn, người có yêu cầu trợ giúp pháp lý đã hài lòng với nội dung tư vấn, các vướng mắc pháp luật đã được giải tỏa.
Thông qua Hội nghị trợ giúp pháp lý đã góp phần trang bị cho người tham dự những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành để từ đó nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đồng thời góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hằng ngày./.
Nông Đức Trung- TTTGPL
Thực hiện Kế hoạch truyền thông về trợ giúp pháp lý số 80/KH-TGPL ngày 30/8/2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý 02 đợt truyền thông tại 04 xã trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tại hội nghị, 108 lượt người dân tại các xã Trúc Lâu, Mai Sơn, Minh Xuân và xã Mường Lai, huyện Lục Yên đã được nghe các trợ giúp viên pháp lý đã tuyên truyền một số quy định về người được trợ giúp pháp lý; Tổ chức thực hiện và người thực hiện trợ giúp pháp lý; Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý; Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý; Một số nội dung cơ bản của Luật Người khuyết tật có liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý; Một số nội dung cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 có liên quan đến lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính quy định về quyền, nghĩa vụ của người được hưởng trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng đưa các quy định của pháp luật đến tận người dân. Những nội dung TGPL phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế tại địa phương.
Kết thúc nội dung tuyên truyền pháp lý, các Trợ giúp viên pháp lý đã tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trực tiếp cho 08 người dân, trong đó: Người dân tộc thiểu số: 07 người; Người có công với cách mạng: 01 người. Về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Đất đai, Dân sự và lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Các yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý đã được người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin, trên cơ sở các quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn, người có yêu cầu trợ giúp pháp lý đã hài lòng với nội dung tư vấn, các vướng mắc pháp luật đã được giải tỏa.
Thông qua Hội nghị trợ giúp pháp lý đã góp phần trang bị cho người tham dự những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành để từ đó nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đồng thời góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và giảm thiểu những vấn đề bức xúc diễn ra trong đời sống hằng ngày./.