Tin Hoạt động >> Hoạt động ngành

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước của Mặt trận trận Tổ quốc các cấp

25/10/2021 01:43:04 Xem cỡ chữ Google
Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội. Như vậy có thể thấy Đảng và nhà nước rất coi trọng và quan tâm đặc biệt đến Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong công tác này.

Từ khi có Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI),và căn cứ vào hướng dẫn Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền hàng năm của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc để xây dựng Chương trình giám sát, phản biện xã hội cho năm sau, đồng thời ban hành văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, dự thảo các nghị quyết, quyết định, chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch... để xây dựng kế hoạch phản biện xã hội. Sau khi chương trình giám sát, phản biện xã hội được thẩm định, phê duyệt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch giám sát theo từng nội dung đã được phê duyệt, chủ yếu thực hiện giám sát theo hình thức tổ chức đoàn giám sát và hình thức tổ chức hội nghị (đối với hoạt động phản biện xã hội). Quy trình giám sát, phản biện xã hội được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực hiện đúng theo Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Từ đó công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ các cấp đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 1084 đoàn giám sát (cấp tỉnh 105, cấp huyện 575, cấp xã 404); phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thực hiện Chương trình Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 2 năm 2014-2015. Kết quả tổng hợp sơ bộ tại cấp tỉnh có tổng số 9.898 đối tượng phải rà soát. Trong đó, 152 đối tượng chưa đủ hồ sơ, 4 đối tượng hưởng sai chế độ, 269 đối tượng chưa được hưởng chế độ; giám sát tình hình thực hiện các quy định về tài chính công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty chè Minh Thịnh tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển  điện tại xã Hát Lừu huyện Trạm Tấu, Công ty Cổ phần xây dựng Quang Thịnh tại xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, Đội công trình vận tải vệ sinh môi trường tại huyện Yên Bình, Trường Mầm non Lê Quý Đôn thành phố Yên Bái.

 Năm 2015 tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại 12 đơn vị cấp huyện. Năm 2016 tổ chức 08 đoàn giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố; thành lập 3 đoàn giám sát với 3 nội dung: Giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn lực huy động từ nhân dân phục vụ xây dựng nông thôn mới; Giám sát về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục pháp luật, tổ chức sinh hoạt, hoạt động cho đoàn viên, thanh niên; Năm 2017 chủ trì 04 cuộc giám sát: Giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Yên Bái; Giám sát việc triển khai thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; Giám sát việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm. Năm 2018 chủ trì giám sát 06 nội dung: Giám sát việc thực hiện Đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp; Giám sát cách thức lập và công bố chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; giám sát việc thực hiện những quy định của pháp luật về cải cách hành chính, giảm thủ tục và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; Giám sát việc “Công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại các dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương; Giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm. Năm 2019 giám sát tổ chức 6 đoàn giám sát về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; giám sát việc hỗ trợ, doanh ngiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch coviD; Năm 2020 Giám sát việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tham gia 3291 cuộc giám sát (cấp tỉnh 301, cấp huyện 915, cấp xã 2075). Ban Thanh tra nhân dân xã phường, thị trấn giám sát được 9664 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 11.224 dự án đầu tư.

Về công tác phản biện xã hội mặc dù đã được thực hiện trên thực tế từ trước năm 2013 nhưng chỉ từ khi có Quyết định 217-QĐ/TW và Hiến pháp năm 2013, thì hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn, đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế của HĐND tỉnh các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; dự thảo đề án phát triển kinh tế -  xã hội của UBND tỉnh; dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015- 2020; Dự thảo Đề án triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025.Dự thảo  Quyết định “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường” của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ; dự thảo Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cấp huyện.vvvv; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 361 dự thảo. Đã có 14.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Qua giám sát, phản biện xã hội và trên cơ sở nắm bắt được những yêu cầu của xã hội, những bức xúc và những vấn đề mà đông đảo Nhân dân quan tâm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng ở các cấp trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện. Nhiều ý kiến góp ý, kiến nghị của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã được thể hiện trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân được trình bày tại các kỳ họp Quốc hội,Hội đồng nhân dân các cấp đều là những vấn đề bức xúc đối với đại đa số các tầng lớp Nhân dân đòi hỏi Nhà nước phải sớm xem xét, giải quyết. Các ý kiến, kiến nghị của Ủy ban MTTQVN các cấp đã từng bước có phản hồi của các bộ, ngành tỉnh được góp ý; được nhân dân và cử tri hoan nghênh và đánh giá cao. Tuy nhiên hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, có nơi mang tính hình thức, chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, một số nơi còn có hiện tượng mất dân chủ. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền nói chung, nhất là hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong thực tế nhìn chung vẫn chưa thực sự bài bản, công tác phối hợp chưa đồng bộ, chưa có cơ chế và quy trình thống nhất thể hiện quan hệ của 4 bên: Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng được giám sát và cấp ủy các cấp. Do đó giai đoạn đầu, nhiều nơi vẫn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện. Nhiều đề xuất, kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được chính quyền các cấp quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng. Quyết định số 218 của Bộ Chính trị đã được triển khai đồng thời cùng Quyết định số 217, nhưng ở một số địa phương, sức lan tỏa, độ thấm, hiệu quả mang tính chiều sâu chưa thực sự như mong đợi. Việc góp ý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và góp ý với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền còn hạn chế.Do vậy Mặt trận phải không ngừng nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như hướng dẫn của Mặt trận cấp trên để triển khai công việc. Cán bộ Mặt trận phải tự mình trau dồi kiến thức, đạo đức cách mạng, nhiệt tình, tâm huyết, thường xuyên thực hiện việc tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Phí Yến, Uỷ ban MTTQ tỉnh

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h