Triển khai thực hiện những quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012, Sở Tư pháp đã phát huy vai trò chủ động tham mưu tích cực cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Kịp thời tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của Luật. Đồng thời tham mưu củng cố kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp, bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
Cục Bổ trợ tư pháp kiểm tra công tác tổ chức hoạt động và quản lý giám định tư pháp tại tỉnh Yên Bái.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay đã thành lập 02 tổ chức giám định tư pháp công lập gồm: Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh và Trung tâm pháp y tỉnh trực thuộc Sở Y tế. Các tổ chức giám định tư pháp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giám định: Các tổ chức giám định tư pháp cơ bản được trang bị về phương tiện, thiết bị; được bố trí kinh phí phục vụ cho hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Toàn tỉnh có 41 giám định viên tư pháp, hoạt động tại (1) Trung tâm Pháp y tỉnh 10 giám định viên (2) Phòng Kỹ thuật hình sự: 11 giám định viên. Hiện tại, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện 09 lĩnh vực giám định (tăng 04 lĩnh vực giám định so với trước năm 2018), trong đó lĩnh vực giám định kỹ thuật, giám định súng, đạn; giám định kỹ thuật số và điện tử triển khai bước đầu vì đang chờ bổ nhiệm giám định viên; Giám định tư pháp trên một số lĩnh vực: 23 giám định viên, cụ thể: Tài chính (03); Văn hóa nghệ thuật (05); Tài nguyên và Môi trường (07); Khoa học kỹ thuật (01); Xây dựng (01); Thông tin và Truyền thông (02); Kế hoạch và Đầu tư (01).
Hiện nay, đội ngũ giám định viên tư pháp hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều là những người có kinh nghiệm, gắn bó với hoạt động giám định tư pháp; đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Đối với những giám định viên pháp y đều phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trước khi được bổ nhiệm; nhiều giám định viên tư pháp đã có trình độ sau đại học, được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật. Các giám định viên luôn nêu cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình hoạt động, các giám định viên tư pháp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng vụ việc giám định, không để xảy ra tình trạng xung đột giám định, giám định lại.
Hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giám định kỹ
thuật hình sự và giám định pháp y tại các tổ chức giám định tư pháp công lập. Từ năm 2018 đến hết quí II/2023, toàn tỉnh đã thực hiện 10.580 vụ việc giám định tư pháp, các vụ việc giám định đều đảm bảo kịp thời, đúng thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Các yêu cầu gửi đến giám định đều được tiến hành giám định khẩn trương và có kết luận chính xác. Quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy trình, được kiểm duyệt chặt chẽ, đúng các quy định của Luật Giám định tư pháp. Các quyết định trưng cầu giám định đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của cơ quan được trưng cầu, văn bản trưng cầu giám định được ghi đầy đủ, rõ ràng những thông tin liên quan đến việc giám định theo quy định; đối với vụ việc phức tạp, trước khi trưng cầu giám định cơ quan tiến hành tố tụng đều chủ động trao đổi trước với cơ quan giám định, do đó, quá trình thực hiện trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, không có khó khăn, vướng mắc, giữa cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức giám định tư pháp luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn có tồn tại những khó khăn, vướng mắc đó là những bất cập của quy định pháp luật không còn phù hợp cho hoạt động giám định tư pháp. Đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc công tác tại các sở chuyên ngành đều làm công tác kiêm nhiệm, số lượng người giám định tư pháp trong từng lĩnh vực này còn ít nên rất khó để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành tại địa phương.
Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về giám định tư pháp, kết luận giám định đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan và đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phục vụ công tác điều tra, xét xử, đấu tranh phòng chống tội phạm. Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật không còn phù hợp nhằm tạo cơ chế pháp lý cho hoạt động giám định tư pháp, đồng thời nâng cao, chú trọng việc phát triển số lượng giám định viên tư pháp, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho Giám định viên tư pháp; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tố tụng theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp, tích cực tham mưu bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định pháp y, kỹ thuật hình sự theo hướng hiện đại, tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới theo lộ trình của từng giai đoạn./.
Minh Lý
Triển khai thực hiện những quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012, Sở Tư pháp đã phát huy vai trò chủ động tham mưu tích cực cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Kịp thời tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của Luật. Đồng thời tham mưu củng cố kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp, bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay đã thành lập 02 tổ chức giám định tư pháp công lập gồm: Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh và Trung tâm pháp y tỉnh trực thuộc Sở Y tế. Các tổ chức giám định tư pháp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giám định: Các tổ chức giám định tư pháp cơ bản được trang bị về phương tiện, thiết bị; được bố trí kinh phí phục vụ cho hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Toàn tỉnh có 41 giám định viên tư pháp, hoạt động tại (1) Trung tâm Pháp y tỉnh 10 giám định viên (2) Phòng Kỹ thuật hình sự: 11 giám định viên. Hiện tại, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện 09 lĩnh vực giám định (tăng 04 lĩnh vực giám định so với trước năm 2018), trong đó lĩnh vực giám định kỹ thuật, giám định súng, đạn; giám định kỹ thuật số và điện tử triển khai bước đầu vì đang chờ bổ nhiệm giám định viên; Giám định tư pháp trên một số lĩnh vực: 23 giám định viên, cụ thể: Tài chính (03); Văn hóa nghệ thuật (05); Tài nguyên và Môi trường (07); Khoa học kỹ thuật (01); Xây dựng (01); Thông tin và Truyền thông (02); Kế hoạch và Đầu tư (01).
Hiện nay, đội ngũ giám định viên tư pháp hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều là những người có kinh nghiệm, gắn bó với hoạt động giám định tư pháp; đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Đối với những giám định viên pháp y đều phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trước khi được bổ nhiệm; nhiều giám định viên tư pháp đã có trình độ sau đại học, được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật. Các giám định viên luôn nêu cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình hoạt động, các giám định viên tư pháp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng vụ việc giám định, không để xảy ra tình trạng xung đột giám định, giám định lại.
Hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giám định kỹ
thuật hình sự và giám định pháp y tại các tổ chức giám định tư pháp công lập. Từ năm 2018 đến hết quí II/2023, toàn tỉnh đã thực hiện 10.580 vụ việc giám định tư pháp, các vụ việc giám định đều đảm bảo kịp thời, đúng thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Các yêu cầu gửi đến giám định đều được tiến hành giám định khẩn trương và có kết luận chính xác. Quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy trình, được kiểm duyệt chặt chẽ, đúng các quy định của Luật Giám định tư pháp. Các quyết định trưng cầu giám định đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của cơ quan được trưng cầu, văn bản trưng cầu giám định được ghi đầy đủ, rõ ràng những thông tin liên quan đến việc giám định theo quy định; đối với vụ việc phức tạp, trước khi trưng cầu giám định cơ quan tiến hành tố tụng đều chủ động trao đổi trước với cơ quan giám định, do đó, quá trình thực hiện trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, không có khó khăn, vướng mắc, giữa cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức giám định tư pháp luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn có tồn tại những khó khăn, vướng mắc đó là những bất cập của quy định pháp luật không còn phù hợp cho hoạt động giám định tư pháp. Đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc công tác tại các sở chuyên ngành đều làm công tác kiêm nhiệm, số lượng người giám định tư pháp trong từng lĩnh vực này còn ít nên rất khó để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành tại địa phương.
Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về giám định tư pháp, kết luận giám định đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan và đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phục vụ công tác điều tra, xét xử, đấu tranh phòng chống tội phạm. Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật không còn phù hợp nhằm tạo cơ chế pháp lý cho hoạt động giám định tư pháp, đồng thời nâng cao, chú trọng việc phát triển số lượng giám định viên tư pháp, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho Giám định viên tư pháp; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tố tụng theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp, tích cực tham mưu bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định pháp y, kỹ thuật hình sự theo hướng hiện đại, tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới theo lộ trình của từng giai đoạn./.