Thực hiện Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 27/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Yên Bái (viết tắt là Chỉ thị số 10/CT-TTg), Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 23/KH-STP ngày 05/01/2024 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg với các nội dung như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều hình thức đa dạng và thiết thực; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết kịp thời, dứt điểm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Nêu cao tinh thần gương mẫu và trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống tham nhũng; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có biểu hiện bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu công việc.
3. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động của cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và điều hành - Tăng cường, nâng cao chất lượng trong công tác cải cách hành chính; thường xuyên rà soát, cập nhật các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính cắt giảm, sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung các giấy tờ, thủ tục ngoài quy định. - Thường xuyên rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc ngành quản lý; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm, tránh phát sinh đơn thư vượt cấp. - Tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, chú trọng công khai thời gian, địa điểm tiếp công dân, địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử trên Trang thông tin điện tử và trụ sở cơ quan, đơn vị; tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, đơn vị; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị; tiếp tục triển khai tốt dịch vụ công trực tuyến, tích cực hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.
4. Tăng cường công tác kiểm tra; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác kiểm tra theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra để tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo; gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động kiểm tra đối với doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý cũng như công tác phòng, chống tham nhũng. Do đó cần tăng cường hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường giám sát việc thực thi công vụ nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người có chức vụ, quyền hạn./.
Đỗ Chinh
Thực hiện Kế hoạch số 257/KH-Ủy ban nhân dân ngày 27/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Yên Bái (viết tắt là Chỉ thị số 10/CT-TTg), Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 23/KH-STP ngày 05/01/2024 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg với các nội dung như sau: 1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều hình thức đa dạng và thiết thực; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết kịp thời, dứt điểm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Nêu cao tinh thần gương mẫu và trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống tham nhũng; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị có biểu hiện bao che, dung túng, thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu công việc.
3. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động của cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và điều hành - Tăng cường, nâng cao chất lượng trong công tác cải cách hành chính; thường xuyên rà soát, cập nhật các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính cắt giảm, sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung các giấy tờ, thủ tục ngoài quy định. - Thường xuyên rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc ngành quản lý; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm, tránh phát sinh đơn thư vượt cấp. - Tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, chú trọng công khai thời gian, địa điểm tiếp công dân, địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử trên Trang thông tin điện tử và trụ sở cơ quan, đơn vị; tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, đơn vị; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị; tiếp tục triển khai tốt dịch vụ công trực tuyến, tích cực hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.
4. Tăng cường công tác kiểm tra; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác kiểm tra theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra để tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo; gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động kiểm tra đối với doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý cũng như công tác phòng, chống tham nhũng. Do đó cần tăng cường hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường giám sát việc thực thi công vụ nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người có chức vụ, quyền hạn./.
Các bài khác
- Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Tư pháp năm 2024 (02/01/2024)
- Công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành Tư pháp (02/01/2024)
- Kết quả thực hiện Kế hoạch số 115-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023
(14/12/2023)
- Sở Tư pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đánh giá phòng, chống tham nhũng (13/12/2023)
- Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (07/12/2023)
- Sở Tư pháp tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (05/12/2023)
- Thành lập và ra mắt 02 Câu lạc bộ “Nông dân với kiến thức pháp luật” xã Đại Lịch, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (05/12/2023)
- Kiểm tra công tác phối hợp thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2023 tại huyện Văn chấn (29/11/2023)
- Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 (15/11/2023)
- Tuyên truyền pháp luật cho học sinh (14/11/2023)
Xem thêm »