Để việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 07/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 14/KH-STP ngày 04/01/2024 thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích năm 2024 với các nội dung cư bản như sau:
1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích; trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị 07-CT/TU ngày 25/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 07/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích
- Thực hiện việc công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường giám sát, kiểm soát, đánh giá, kịp thời nắm bắt các trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ quyền hạn thuộc đơn vị mình; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích theo quy định.
- Tiến hành rà soát những trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
+ Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
+ Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
+ Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
3. Trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm soát xung đột lợi ích
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chủ động tự tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn tại cơ quan, phòng chuyên môn do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 23 Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi, dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích.
4. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích
Thực hiện quy định về thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được quy định tại Điều 30 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
+ Người có chức vụ, quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
+ Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau: Tình huống có xung đột lợi ích; Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích; Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn; Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.
Kiểm soát xung đột lợi ích là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ và là một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và xung đột lợi ích là một trong những khởi nguồn của tham nhũng, nếu xung đột lợi ích không được kiểm soát thì dễ dẫn đến hành vi tham nhũng. Đấu tranh chống tham nhũng không chỉ là việc đưa những giải pháp, những phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, mà phải đặc biệt coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Xung đột lợi ích là trạng thái, tình huống, trong khi tham nhũng là hành vi hiện thực. Vì vậy, nó cần được nhận diện, kiểm soát và xử lý kịp thời, không để dẫn đến hành vi lợi dụng công quyền mà tư lợi, tham nhũng. Việc kiểm soát xung đột lợi ích được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần loại bỏ điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra hành vi tham nhũng trên thực tế./.
Đỗ Chinh
Để việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Kế hoạch số 243/KH-Ủy ban nhân dân ngày 07/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 14/KH-STP ngày 04/01/2024 thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích năm 2024 với các nội dung cư bản như sau: 1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và kiểm soát xung đột lợi ích; trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị 07-CT/TU ngày 25/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 243/KH-Ủy ban nhân dân ngày 07/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích
- Thực hiện việc công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường giám sát, kiểm soát, đánh giá, kịp thời nắm bắt các trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ quyền hạn thuộc đơn vị mình; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích theo quy định.
- Tiến hành rà soát những trường hợp được xác định là có xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
+ Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
+ Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
+ Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
3. Trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm soát xung đột lợi ích
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác kiểm soát xung đột lợi ích; chủ động tự tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn tại cơ quan, phòng chuyên môn do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 23 Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP.
- Thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi, dấu hiệu, nguy cơ về xung đột lợi ích.
4. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích
Thực hiện quy định về thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được quy định tại Điều 30 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, cụ thể:
+ Người có chức vụ, quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
+ Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau: Tình huống có xung đột lợi ích; Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích; Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn; Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.
Kiểm soát xung đột lợi ích là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ và là một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và xung đột lợi ích là một trong những khởi nguồn của tham nhũng, nếu xung đột lợi ích không được kiểm soát thì dễ dẫn đến hành vi tham nhũng. Đấu tranh chống tham nhũng không chỉ là việc đưa những giải pháp, những phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, mà phải đặc biệt coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Xung đột lợi ích là trạng thái, tình huống, trong khi tham nhũng là hành vi hiện thực. Vì vậy, nó cần được nhận diện, kiểm soát và xử lý kịp thời, không để dẫn đến hành vi lợi dụng công quyền mà tư lợi, tham nhũng. Việc kiểm soát xung đột lợi ích được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần loại bỏ điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra hành vi tham nhũng trên thực tế./.
Các bài khác
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc năm 2024 (10/01/2024)
- Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Tư pháp năm 2024 (02/01/2024)
- Công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2023 của ngành Tư pháp (02/01/2024)
- Kết quả thực hiện Kế hoạch số 115-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023
(14/12/2023)
- Sở Tư pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đánh giá phòng, chống tham nhũng (13/12/2023)
- Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (07/12/2023)
- Sở Tư pháp tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (05/12/2023)
- Thành lập và ra mắt 02 Câu lạc bộ “Nông dân với kiến thức pháp luật” xã Đại Lịch, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (05/12/2023)
- Kiểm tra công tác phối hợp thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2023 tại huyện Văn chấn (29/11/2023)
- Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023 (15/11/2023)
Xem thêm »