Kinh tế số là một mô hình kinh tế dựa trên sự chuyển đổi và tích hợp công nghệ số vào các hoạt động kinh tế truyền thống. Trong nền kinh tế số, dữ liệu và công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường kinh doanh linh hoạt, kết nối toàn cầu, tập trung vào việc tạo ra giá trị thông qua dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Kinh tế số không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là một sự giao thoa linh hoạt của ba quá trình xử lý chính: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Sự tương tác giữa chúng tạo ra một mô hình kinh tế mới, sáng tạo và hiệu quả. Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và là lĩnh vực dễ số hóa nhất.
Ảnh minh họa
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế số, ngày 14/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo đó, Kế hoạch được chia ra làm 02 giai đoạn nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng một cách đồng bộ, hiệu quả như:
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
+ Tỷ trọng kinh tế số đạt 20,5% GRDP
+ Tỷ trọng nền kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 15%
+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 15%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 85%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 55%
+ Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
+ Tỷ trọng kinh tế số tối thiểu đạt 30% GRDP
+ Tỷ trọng nền kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 30%
+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 20%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 70%
+ Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 30%
Với mục tiêu cơ bản đề ra, đây có thể được coi là bước chuyển, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, giúp người dân có nhiều cơ hội phát triển tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra thị trường mới, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong từng ngành, lĩnh vực ./.
(Chi tiết tại tệp đính kèm)
Trần Lan
Kinh tế số là một mô hình kinh tế dựa trên sự chuyển đổi và tích hợp công nghệ số vào các hoạt động kinh tế truyền thống. Trong nền kinh tế số, dữ liệu và công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường kinh doanh linh hoạt, kết nối toàn cầu, tập trung vào việc tạo ra giá trị thông qua dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Kinh tế số không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là một sự giao thoa linh hoạt của ba quá trình xử lý chính: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Sự tương tác giữa chúng tạo ra một mô hình kinh tế mới, sáng tạo và hiệu quả. Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và là lĩnh vực dễ số hóa nhất.Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế số, ngày 14/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-Ủy ban nhân dân về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo đó, Kế hoạch được chia ra làm 02 giai đoạn nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng một cách đồng bộ, hiệu quả như:
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
+ Tỷ trọng kinh tế số đạt 20,5% GRDP
+ Tỷ trọng nền kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 15%
+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 15%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 85%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 55%
+ Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
+ Tỷ trọng kinh tế số tối thiểu đạt 30% GRDP
+ Tỷ trọng nền kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 30%
+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 20%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%
+ Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt 70%
+ Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 30%
Với mục tiêu cơ bản đề ra, đây có thể được coi là bước chuyển, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, giúp người dân có nhiều cơ hội phát triển tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra thị trường mới, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trong từng ngành, lĩnh vực ./.
(Chi tiết tại tệp đính kèm)