Ngày 15/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Điều 2 của Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng, bãi bỏ các quy định có liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020. Xã hội hóa hoạt động công chứng bước sang một giai đoạn mới, với việc không có quy định cụ thể về quy hoạch công chứng với số lượng ấn định cứng như quy định trước đây. Thực hiện Luật Công chứng năm 2014, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Để định hướng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tổ chức hành nghề công chứng phát triển gắn với địa bàn dân cư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của người dân, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tránh việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tràn lan, thiếu sự quản lý của nhà nước, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và quy chế quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Việc bỏ biện pháp quản lý nhà nước bằng “quy hoạch” cần phải có biện pháp quản lý khác thay thế để bảo đảm chất lượng hoạt động công chứng. Việc ban hành các “tiêu chí” theo quy định tại Điều 70 Luật công chứng là hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các Văn phòng công chứng - các tổ chức tư nhưng lại cung cấp dịch vụ công, có tính chất ủy quyền của Nhà nước. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, sửa đổi Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (gọi tắt là Tiêu chí) đã được ban hành bảo đảm phù hợp với pháp luật hiện hành, bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trong điều kiện không còn Quy hoạch công chứng; áp dụng tiêu chí và các điều kiện theo quy định của Luật công chứng và pháp luật khác có liên quan để cho phép thành lập Văn phòng công chứng bảo đảm chất lượng. Sở đã chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 06/5/2020 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, sau khi quy hoạch công chứng bị bãi bỏ, tỉnh Yên Bái đã giải thể 01 Phòng công chứng; phát triển thêm 03 Văn phòng công chứng với 06 công chứng viên đăng ký hoạt động. Nhìn chung, việc thành lập mới các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương trong thời gian qua đảm bảo quy định của pháp luật về công chứng, đặc biệt là ưu tiên thành lập mới Văn phòng công chứng tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
Một số khó khăn, vướng mắc sau khi bãi bỏ quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng:
Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng thì: Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện… tránh tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực trong khi các khu vực khác lại không có tổ chức hành nghề công chứng dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng. Việc tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực dễ phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hoặc phải chấm dứt, giải thể hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng vì không đủ nguồn việc, gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các tỉnh miền núi như Yên Bái, đời sống kinh tế ít sôi động, không nhộn nhịp, chủ yếu tập trung tại địa bàn trung tâm là thành phố Yên Bái. Do đó, khi không còn quy hoạch công chứng và việc thành lập văn phòng công chứng dựa trên tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng thì rất khó để thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Chính phủ “không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện… tránh tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực trong khi các khu vực khác lại không có tổ chức hành nghề công chứng dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng”. Vì tiêu chí được xây dựng không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã hay cấp huyện mà phải xét trên tổng thể các điều kiện chung để thành lập văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Do đó, từ sau khi bãi bỏ quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, dù tỉnh Yên Bái phát triển được thêm 03 tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có đến 01/03 tổ chức hành nghề công chứng phát triển tại thành phố Yên Bái và không phát triển được thêm bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào tại địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh.
Việc tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Yên Bái thời gian qua đã làm phát sinh tình trạng cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong việc tìm kiếm nguồn việc thực hiện, đặc biệt là ở các Văn phòng công chứng. Vì vậy, không đáp ứng được chỉ đạo của Bộ Tư pháp và định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 đó là“… tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước…”, “bảo đảm Phòng công chứng giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ công chứng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Việc ban hành tiêu chí chấm điểm thành lập Văn phòng công chứng, do không có Bộ tiêu chí mẫu nên khi ban hành cũng gặp một số khó khăn khi đưa ra các tiêu chí trong việc xét duyệt thành lập văn phòng công chứng. Trong thời gian tới, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương về tiêu chí trong xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng để đảm bảo tính thống nhất chung trong quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ, nhằm thực hiện đúng quy định của Luật Công chứng về điều kiện thành lập văn phòng công chứng và ngăn chặn, hạn chế tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức này, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của các tổ chức hành nghề công chứng./.
Minh Lý
Ngày 15/6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Điều 2 của Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng, bãi bỏ các quy định có liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020. Xã hội hóa hoạt động công chứng bước sang một giai đoạn mới, với việc không có quy định cụ thể về quy hoạch công chứng với số lượng ấn định cứng như quy định trước đây. Thực hiện Luật Công chứng năm 2014, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3210/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 31/12/2015 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Để định hướng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tổ chức hành nghề công chứng phát triển gắn với địa bàn dân cư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của người dân, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tránh việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tràn lan, thiếu sự quản lý của nhà nước, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và quy chế quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Việc bỏ biện pháp quản lý nhà nước bằng “quy hoạch” cần phải có biện pháp quản lý khác thay thế để bảo đảm chất lượng hoạt động công chứng. Việc ban hành các “tiêu chí” theo quy định tại Điều 70 Luật công chứng là hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các Văn phòng công chứng - các tổ chức tư nhưng lại cung cấp dịch vụ công, có tính chất ủy quyền của Nhà nước. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, sửa đổi Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (gọi tắt là Tiêu chí) đã được ban hành bảo đảm phù hợp với pháp luật hiện hành, bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trong điều kiện không còn Quy hoạch công chứng; áp dụng tiêu chí và các điều kiện theo quy định của Luật công chứng và pháp luật khác có liên quan để cho phép thành lập Văn phòng công chứng bảo đảm chất lượng. Sở đã chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 08/2020/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 06/5/2020 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, sau khi quy hoạch công chứng bị bãi bỏ, tỉnh Yên Bái đã giải thể 01 Phòng công chứng; phát triển thêm 03 Văn phòng công chứng với 06 công chứng viên đăng ký hoạt động. Nhìn chung, việc thành lập mới các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương trong thời gian qua đảm bảo quy định của pháp luật về công chứng, đặc biệt là ưu tiên thành lập mới Văn phòng công chứng tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
Một số khó khăn, vướng mắc sau khi bãi bỏ quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng:
Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng thì: Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện… tránh tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực trong khi các khu vực khác lại không có tổ chức hành nghề công chứng dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng. Việc tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực dễ phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hoặc phải chấm dứt, giải thể hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng vì không đủ nguồn việc, gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các tỉnh miền núi như Yên Bái, đời sống kinh tế ít sôi động, không nhộn nhịp, chủ yếu tập trung tại địa bàn trung tâm là thành phố Yên Bái. Do đó, khi không còn quy hoạch công chứng và việc thành lập văn phòng công chứng dựa trên tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng thì rất khó để thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Chính phủ “không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện… tránh tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực trong khi các khu vực khác lại không có tổ chức hành nghề công chứng dẫn đến việc cá nhân, tổ chức khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng”. Vì tiêu chí được xây dựng không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã hay cấp huyện mà phải xét trên tổng thể các điều kiện chung để thành lập văn phòng công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Do đó, từ sau khi bãi bỏ quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, dù tỉnh Yên Bái phát triển được thêm 03 tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có đến 01/03 tổ chức hành nghề công chứng phát triển tại thành phố Yên Bái và không phát triển được thêm bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào tại địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh.
Việc tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Yên Bái thời gian qua đã làm phát sinh tình trạng cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong việc tìm kiếm nguồn việc thực hiện, đặc biệt là ở các Văn phòng công chứng. Vì vậy, không đáp ứng được chỉ đạo của Bộ Tư pháp và định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 đó là“… tiếp tục đổi mới các Phòng công chứng bảo đảm tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước…”, “bảo đảm Phòng công chứng giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ công chứng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Việc ban hành tiêu chí chấm điểm thành lập Văn phòng công chứng, do không có Bộ tiêu chí mẫu nên khi ban hành cũng gặp một số khó khăn khi đưa ra các tiêu chí trong việc xét duyệt thành lập văn phòng công chứng. Trong thời gian tới, đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương về tiêu chí trong xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng để đảm bảo tính thống nhất chung trong quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ, nhằm thực hiện đúng quy định của Luật Công chứng về điều kiện thành lập văn phòng công chứng và ngăn chặn, hạn chế tình trạng tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức này, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của các tổ chức hành nghề công chứng./.