Năm 2024, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Sở Tư pháp đã nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ, hướng tới xây dựng chính quyền số, hạ tầng số hiện đại và xã hội số toàn diện. Những kết quả đạt được không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành mà còn mang lại những tiện ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, khẳng định đưa chuyển đổi số trở thành động lực phát triển bền vững của tỉnh.
Hội nghị trực tuyến công tác tư pháp 6 tháng đầu năm
1. Xây dựng thể chế số
Kiện toàn lại Ban Chỉ đạo chuyển đổi số do đồng chí giám đốc Sở làm trưởng ban phù hợp với tình hình nhân sự của Sở. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ đến từng phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị sự nghiệp. Cùng với đó, Sở đã phát động phong trào thi đua chuyển đổi số với mục tiêu “chuyển đổi số là nhiệm vụ không của riêng ai”, nhằm khích lệ phong trào chuyển đổi số của công chức, viên chức và người lao động.
Nhận thấy, vai trò của công tác tuyên truyền đối với nhiệm vụ chuyển đổi số luôn là công cụ then chốt, Sở đã thường xuyên tuyên truyền các văn bản, chính sách chỉ đạo nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động với nội dung phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên trang thông tin điện tử tại chuyên mục Chuyển đổi số, trên các số của Bản tin Tư pháp và nền tảng mạng xác hội khác. Ngoài ra, lồng ghép tuyên truyền trong các buổi tuyên truyền tại cơ sở, thông qua các hội thi, cuộc thi. Nhằm truyền thông đến người dân về Luật An ninh mạng, Sở đã tổ chức thành công hội thi “Tuyên truyền pháp luật giỏi về Luật An ninh mạng năm 2024” dành cho các tuyên truyền viên đến từ UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Với vai trò là lực lượng tiên phong trong công tác chuyển đổi số của Sở, Câu lạc bộ chuyển đổi số luôn phát huy vài trò của mình trong lĩnh vực đưa nền tảng số vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, Câu lạc bộ đã xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2024 bám sát vào Kế hoạch chuyển đổi số của Sở, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Vneid trong buổi truyền thông.
2. Xây dựng chính quyền số
100% văn bản được thực hiện trên nền tảng quản trị thống nhất và được ký số bởi chữ ký số của lãnh đạo (trừ văn bản mật). 100% công chức, viên chức và người lao động có tài khoản định danh mức độ 2, được cài đặt ứng dụng công dân số YenBai_S, có tài khoản Bàn làm việc số để báo cáo chất lượng và tiến độ công việc; Lãnh đạo, công chức, viên chức có chữ ký số cá nhân thực hiện các giao dịch trên Cổng dịch vụ công,…
Nhằm đổi mới toàn diện công tác điều hành, trong năm qua Sở đã tổ chức thành công 05 hội nghị trực tuyến, trực tiếp kết hợp do Sở làm chủ trì thông qua hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện; tổ chức 02 cuộc thi trực tuyến và thu hút được đông đảo công chức, viên chức các sở, ban ngành và người dân quan tâm.
Đã tiến hành rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Kết quả, tính đến thời điểm báo cáo, có 125 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đang được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (thủ tục cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Tỉnh). Trong đó: dịch vụ công toàn trình là 13, dịch vụ công một phần là 10. Tính đến thời điểm tháng 12/2024, tổng số hồ sơ thực hiện trực tuyến là 4982 hồ sơ.
Đối với nhiệm vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Vneid, tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành kiểm thử trên hai môi trường và chính thức đưa vào triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh từ ngày 12/11/2024, mặc dù đây là một nền tảng mới trong công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, xong được người dân quan tâm, sau hơn một tháng triển khai tổng số hồ sơ cấp phiếu trên Vneid là 344 hồ sơ, đây là một con số tuy chưa lớn, nhưng cũng là một khởi sắc trên nền tảng hoàn toàn mới.
Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh triển khai Đề án 06, tính đến tháng 12/2024, đã triển khai mô hình lưu trữ, chứng thực các giấy tờ tài liệu điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp tham gia trên môi trường số: 100% các huyện, thị xã, thành phố và 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc chứng thực điện tử theo yêu cầu của người dân với tổng số 3.749 bản chứng thực điện tử.
Thực hiện Văn bản số 3068/BTP-TTLLTPQG ngày 04/06/2024 về việc tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Văn bản số 2400/UBND-NC ngày 11/7/2024 về việc tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Sở Tư pháp cũng đã xây dựng Kế hoạch số 1171/KH-STP ngày 28/06/2024 về việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp năm 2024. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng đã chủ động phối hợp với các ngành: Tòa án, Thi hành án, Công an và các cơ quan có liên quan cung cấp, tiếp nhận, cập nhật các thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.
3. Công tác an toàn thông tin
Để đảm bảo an toàn thông tin các máy trạm, thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ nhằm đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Sở đã phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và khắc phục, xử lý kịp thời lỗ hổng bảo mật. Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở đã được trang bị, đầu tư mới hệ thống thiết bị mạng LAN đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Với kết quả đã đạt được năm 2024, là động lực để Sở tiếp tục nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2025 nhằm đưa Sở có bước tiến dài, phù hợp với kỷ nguyên của công nghệ số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ./.
Trần Lan
Năm 2024, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Sở Tư pháp đã nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp công nghệ, hướng tới xây dựng chính quyền số, hạ tầng số hiện đại và xã hội số toàn diện. Những kết quả đạt được không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành mà còn mang lại những tiện ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, khẳng định đưa chuyển đổi số trở thành động lực phát triển bền vững của tỉnh. 1. Xây dựng thể chế số
Kiện toàn lại Ban Chỉ đạo chuyển đổi số do đồng chí giám đốc Sở làm trưởng ban phù hợp với tình hình nhân sự của Sở. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ đến từng phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị sự nghiệp. Cùng với đó, Sở đã phát động phong trào thi đua chuyển đổi số với mục tiêu “chuyển đổi số là nhiệm vụ không của riêng ai”, nhằm khích lệ phong trào chuyển đổi số của công chức, viên chức và người lao động.
Nhận thấy, vai trò của công tác tuyên truyền đối với nhiệm vụ chuyển đổi số luôn là công cụ then chốt, Sở đã thường xuyên tuyên truyền các văn bản, chính sách chỉ đạo nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động với nội dung phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên trang thông tin điện tử tại chuyên mục Chuyển đổi số, trên các số của Bản tin Tư pháp và nền tảng mạng xác hội khác. Ngoài ra, lồng ghép tuyên truyền trong các buổi tuyên truyền tại cơ sở, thông qua các hội thi, cuộc thi. Nhằm truyền thông đến người dân về Luật An ninh mạng, Sở đã tổ chức thành công hội thi “Tuyên truyền pháp luật giỏi về Luật An ninh mạng năm 2024” dành cho các tuyên truyền viên đến từ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Với vai trò là lực lượng tiên phong trong công tác chuyển đổi số của Sở, Câu lạc bộ chuyển đổi số luôn phát huy vài trò của mình trong lĩnh vực đưa nền tảng số vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, Câu lạc bộ đã xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2024 bám sát vào Kế hoạch chuyển đổi số của Sở, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Vneid trong buổi truyền thông.
2. Xây dựng chính quyền số
100% văn bản được thực hiện trên nền tảng quản trị thống nhất và được ký số bởi chữ ký số của lãnh đạo (trừ văn bản mật). 100% công chức, viên chức và người lao động có tài khoản định danh mức độ 2, được cài đặt ứng dụng công dân số YenBai_S, có tài khoản Bàn làm việc số để báo cáo chất lượng và tiến độ công việc; Lãnh đạo, công chức, viên chức có chữ ký số cá nhân thực hiện các giao dịch trên Cổng dịch vụ công,…
Nhằm đổi mới toàn diện công tác điều hành, trong năm qua Sở đã tổ chức thành công 05 hội nghị trực tuyến, trực tiếp kết hợp do Sở làm chủ trì thông qua hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện; tổ chức 02 cuộc thi trực tuyến và thu hút được đông đảo công chức, viên chức các sở, ban ngành và người dân quan tâm.
Đã tiến hành rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Kết quả, tính đến thời điểm báo cáo, có 125 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đang được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (thủ tục cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Tỉnh). Trong đó: dịch vụ công toàn trình là 13, dịch vụ công một phần là 10. Tính đến thời điểm tháng 12/2024, tổng số hồ sơ thực hiện trực tuyến là 4982 hồ sơ.
Đối với nhiệm vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên Vneid, tính đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành kiểm thử trên hai môi trường và chính thức đưa vào triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh từ ngày 12/11/2024, mặc dù đây là một nền tảng mới trong công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, xong được người dân quan tâm, sau hơn một tháng triển khai tổng số hồ sơ cấp phiếu trên Vneid là 344 hồ sơ, đây là một con số tuy chưa lớn, nhưng cũng là một khởi sắc trên nền tảng hoàn toàn mới.
Thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh triển khai Đề án 06, tính đến tháng 12/2024, đã triển khai mô hình lưu trữ, chứng thực các giấy tờ tài liệu điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp tham gia trên môi trường số: 100% các huyện, thị xã, thành phố và 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc chứng thực điện tử theo yêu cầu của người dân với tổng số 3.749 bản chứng thực điện tử.
Thực hiện Văn bản số 3068/BTP-TTLLTPQG ngày 04/06/2024 về việc tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Văn bản số 2400/Ủy ban nhân dân-NC ngày 11/7/2024 về việc tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Sở Tư pháp cũng đã xây dựng Kế hoạch số 1171/KH-STP ngày 28/06/2024 về việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp năm 2024. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng đã chủ động phối hợp với các ngành: Tòa án, Thi hành án, Công an và các cơ quan có liên quan cung cấp, tiếp nhận, cập nhật các thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.
3. Công tác an toàn thông tin
Để đảm bảo an toàn thông tin các máy trạm, thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ nhằm đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Sở đã phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và khắc phục, xử lý kịp thời lỗ hổng bảo mật. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở đã được trang bị, đầu tư mới hệ thống thiết bị mạng LAN đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Với kết quả đã đạt được năm 2024, là động lực để Sở tiếp tục nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2025 nhằm đưa Sở có bước tiến dài, phù hợp với kỷ nguyên của công nghệ số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ./.