Trong những năm qua, việc tham gia của Trợ giúp viên pháp lý (TGV) vào các vụ án hình sự ngày càng nhiều, chủ yếu là các vụ án từ giai đoạn điều tra do các cơ quan điều tra giới thiệu và chuyển Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL) cùng hồ sơ đến tổ chức thưc hiện TGPL để cử người tham gia tố tụng. Tại Trung tâm TGPL của tỉnh trong năm 2017 đã cử TGV tham gia tố tụng để thực hiện TGPL là 119 vụ việc cho 162 đối tượng, về hình sự 97 vụ, trong đó có 55 vụ nhận được từ giai đoạn điều tra. Qua đó cho thấy, TGPL ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình, nhận được sự quan tâm tin tưởng từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, đã chủ động liên hệ gửi hồ sơ đến phối hợp tổ chức thực hiện TGPL.
Trong tố tụng hình sự, TGV tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án với tư cách người bào chữa của người bị buộc tội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Quy định của pháp luật về tư cách người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là khác nhau. Mặc dù vậy, TGV tham gia tố tụng với tư cách nào, ở giai đoạn tố tụng nào đều có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra là chủ thể thực hiện các hoạt động điều tra như: Lấy lời khai, hỏi cung người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, xác minh hiện trường… Điểm nổi bật trong giai đoạn này là: Đội ngũ các điều tra viên là người nắm quyền chủ động, thiên về hướng buộc tội; người bị buộc tội thường có tâm lý hoang mang giao động, không ổn định trong lời khai đó đó dẫn đến có những lời khai không giống nhau; TGV – Người bào chữa tham gia vào quá trình điều tra và có trách nhiệm giải thích cho người bị buộc tội về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý cho họ được bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, để từ đó họ có những lời khai chính xác, trung thực.
Thời gian qua, trên cơ sở đề nghị của TGV hoặc một số cơ quan điều tra đã chủ động mời TGV tham gia một số hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất, tham gia buổi thỏa thuận bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự.
Việc TGV tham gia các hoạt động điều tra khác như như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất...cũng là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa bởi thông qua các hoạt động này, TGV hiểu sâu hơn hoàn cảnh, lý do dẫn đến các hành vi phạm tội cụ thể…qua đó có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, làm hạn chế tình trạng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự. Thực tế, nhiều vụ án sự có mặt của TGV trong các buổi thỏa thuận dân sự trong vụ án hình sự thường mang lại kết quả khả quan, hai bên đạt được sự thỏa thuận và chủ động việc bồi thường trong giai đoạn điều tra, làm cho quá trình điều tra vụ án diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, được các cơ quan ghi nhận, đánh giá cao.
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi truy tố của Viện kiểm sát nhân dân và xét xử của Tòa án nhân dân, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác nhau góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì vậy, để quá trình điều tra diễn ra khách quan, thận trọng, hạn chế sai sót, thì sự tham gia của đội ngũ những người thực hiện nhiệm vụ bào chữa như Luật sư, TGV thực sự cần thiết, họ sẽ góp phần giúp cơ quan (người) tiến hành tố tụng thận trọng, khách quan hơn trong mỗi hoạt động điều tra, từ đó giúp cho vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện.
Để tham gia vào các hoạt động điều tra có hiệu quả, bản thân TGV cần phải nắm vững pháp luật, tâm lý bị can, có kỹ năng để vào cuộc tự tin, vững vàng và góp phần đưa sự việc đi theo đúng hướng khách quan của vụ án. Có như vậy, vai trò, vị trí của người bào chữa nói chung và đội ngũ TGV nói riêng sẽ được đề cao, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần nâng cao uy tín của Trung tâm TGPL, xây dựng được hình ảnh TGV chuyên nghiệp, luôn nhận được sự tôn trọng, tin tưởng của các cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan tiến hành tố tụng nói chung./.
Trong những năm qua, việc tham gia của Trợ giúp viên pháp lý (TGV) vào các vụ án hình sự ngày càng nhiều, chủ yếu là các vụ án từ giai đoạn điều tra do các cơ quan điều tra giới thiệu và chuyển Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL) cùng hồ sơ đến tổ chức thưc hiện TGPL để cử người tham gia tố tụng. Tại Trung tâm TGPL của tỉnh trong năm 2017 đã cử TGV tham gia tố tụng để thực hiện TGPL là 119 vụ việc cho 162 đối tượng, về hình sự 97 vụ, trong đó có 55 vụ nhận được từ giai đoạn điều tra. Qua đó cho thấy, TGPL ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình, nhận được sự quan tâm tin tưởng từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, đã chủ động liên hệ gửi hồ sơ đến phối hợp tổ chức thực hiện TGPL. Trong tố tụng hình sự, TGV tham gia vào nhiều giai đoạn của vụ án với tư cách người bào chữa của người bị buộc tội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Quy định của pháp luật về tư cách người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là khác nhau. Mặc dù vậy, TGV tham gia tố tụng với tư cách nào, ở giai đoạn tố tụng nào đều có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra là chủ thể thực hiện các hoạt động điều tra như: Lấy lời khai, hỏi cung người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, xác minh hiện trường… Điểm nổi bật trong giai đoạn này là: Đội ngũ các điều tra viên là người nắm quyền chủ động, thiên về hướng buộc tội; người bị buộc tội thường có tâm lý hoang mang giao động, không ổn định trong lời khai đó đó dẫn đến có những lời khai không giống nhau; TGV – Người bào chữa tham gia vào quá trình điều tra và có trách nhiệm giải thích cho người bị buộc tội về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý cho họ được bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, để từ đó họ có những lời khai chính xác, trung thực.
Thời gian qua, trên cơ sở đề nghị của TGV hoặc một số cơ quan điều tra đã chủ động mời TGV tham gia một số hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất, tham gia buổi thỏa thuận bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự.
Việc TGV tham gia các hoạt động điều tra khác như như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, đối chất...cũng là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa bởi thông qua các hoạt động này, TGV hiểu sâu hơn hoàn cảnh, lý do dẫn đến các hành vi phạm tội cụ thể…qua đó có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, làm hạn chế tình trạng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự. Thực tế, nhiều vụ án sự có mặt của TGV trong các buổi thỏa thuận dân sự trong vụ án hình sự thường mang lại kết quả khả quan, hai bên đạt được sự thỏa thuận và chủ động việc bồi thường trong giai đoạn điều tra, làm cho quá trình điều tra vụ án diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, được các cơ quan ghi nhận, đánh giá cao.
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi truy tố của Viện kiểm sát nhân dân và xét xử của Tòa án nhân dân, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác nhau góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì vậy, để quá trình điều tra diễn ra khách quan, thận trọng, hạn chế sai sót, thì sự tham gia của đội ngũ những người thực hiện nhiệm vụ bào chữa như Luật sư, TGV thực sự cần thiết, họ sẽ góp phần giúp cơ quan (người) tiến hành tố tụng thận trọng, khách quan hơn trong mỗi hoạt động điều tra, từ đó giúp cho vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện.
Để tham gia vào các hoạt động điều tra có hiệu quả, bản thân TGV cần phải nắm vững pháp luật, tâm lý bị can, có kỹ năng để vào cuộc tự tin, vững vàng và góp phần đưa sự việc đi theo đúng hướng khách quan của vụ án. Có như vậy, vai trò, vị trí của người bào chữa nói chung và đội ngũ TGV nói riêng sẽ được đề cao, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó góp phần nâng cao uy tín của Trung tâm TGPL, xây dựng được hình ảnh TGV chuyên nghiệp, luôn nhận được sự tôn trọng, tin tưởng của các cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan tiến hành tố tụng nói chung./.
Các bài khác
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
(29/05/2018)
- CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH RƯỢU (19/04/2018)
- Quy định của pháp luật hiện hành về chơi họ, hụi, biêu, phường (19/04/2018)
- Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (09/04/2018)
- Những nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (21/07/2017)
- Những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý (19/07/2017)
- Quy định mới về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng (11/07/2017)
- Một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 – 2020 (11/07/2017)
- Tổ chức thành công Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tư pháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 – 2019 (25/04/2017)
- Sở Tư pháp tổ chức thành công Đại hội Cựu chiến binh lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022 (21/04/2017)
Xem thêm »