Ngày 10/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Nghị định cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục như sau:
1. Quyền của người được giám sát, giáo dục: Được giải thích về biện pháp giám sát, giáo dục; Được lao động, học tập hoặc học nghề; được tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại địa phương; Được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, tạm trú; Được trình bày nguyện vọng, kiến nghị của mình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và người trực tiếp giám sát, giáo dục; Được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giám sát, giáo dục; Đối với người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi có đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 95 của Bộ Luật hình sự năm 2015.
2. Nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục: Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục; Tích cực tham gia các Chương trình học tập, dạy nghề, tham gia lao động tại cộng đồng; Báo cáo tình hình học tập, lao động, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình khi được yêu cầu; Trình diện cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại mục 2 nêu trên, người được giám sát, giáo dục còn có nghĩa vụ sau: Người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); Người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ không được đi khỏi nơi cư trú khi không được phép và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động.
Cũng theo Nghị định này, người được giám sát, giáo dục được phép rời nơi cư trú nếu có lý do chính đáng nhưng phải khai báo tạm vắng. Việc vắng mặt tại nơi cư trú có thể được thực hiện nhiều lần nhưng mỗi lần không quá 30 ngày; tổng thời gian vắng mặt không quá 1/3 thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Nếu thời gian vắng mặt dưới 15 ngày, người được giám sát, giáo dục phải thông báo với người giám sát, giáo dục về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến cư trú.
Nếu thời gian vắng mặt từ 15 đến 30 ngày thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch UBND cấp xã, trong đó có ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú và ý kiến đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Đơn xin phép được gửi đến người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Thời gian vắng mặt nơi cư trú được tính vào thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu người được giám sát, giáo dục vắng tại nơi cư trú mà không tuân thủ quy định nêu trên thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2018./.
Minh Lý
Ngày 10/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Nghị định cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục như sau:
1. Quyền của người được giám sát, giáo dục: Được giải thích về biện pháp giám sát, giáo dục; Được lao động, học tập hoặc học nghề; được tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại địa phương; Được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, tạm trú; Được trình bày nguyện vọng, kiến nghị của mình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và người trực tiếp giám sát, giáo dục; Được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giám sát, giáo dục; Đối với người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi có đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 95 của Bộ Luật hình sự năm 2015.
2. Nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục: Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục; Tích cực tham gia các Chương trình học tập, dạy nghề, tham gia lao động tại cộng đồng; Báo cáo tình hình học tập, lao động, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình khi được yêu cầu; Trình diện cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại mục 2 nêu trên, người được giám sát, giáo dục còn có nghĩa vụ sau: Người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); Người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nghĩa vụ không được đi khỏi nơi cư trú khi không được phép và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động.
Cũng theo Nghị định này, người được giám sát, giáo dục được phép rời nơi cư trú nếu có lý do chính đáng nhưng phải khai báo tạm vắng. Việc vắng mặt tại nơi cư trú có thể được thực hiện nhiều lần nhưng mỗi lần không quá 30 ngày; tổng thời gian vắng mặt không quá 1/3 thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Nếu thời gian vắng mặt dưới 15 ngày, người được giám sát, giáo dục phải thông báo với người giám sát, giáo dục về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến cư trú.
Nếu thời gian vắng mặt từ 15 đến 30 ngày thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó có ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú và ý kiến đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Đơn xin phép được gửi đến người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Thời gian vắng mặt nơi cư trú được tính vào thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu người được giám sát, giáo dục vắng tại nơi cư trú mà không tuân thủ quy định nêu trên thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2018./.