Quyền xác định, xác định lại dân tộc là Quyền trong nhóm Quyền nhân thân và được quy định cụ thể tại Điều 29 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều luật quy định việc xác định dân tộc và xác định lại dân tộc là quyền nhân thân của cá nhân, theo đó:
Quyền xác định dân tộc của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra. Dân tộc của cá nhân được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ, không xác định theo sự tự ý lựa chọn của cá nhân. Trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc con xác định: (1) theo thỏa thuận của cha, mẹ đẻ (là dân tộc của một trong hai người). Ví dụ: cha là người dân tộc Kinh mẹ là người dân tộc Dao, theo thỏa thuận của hai người, dân tộc của con có thể là dân tộc Kinh hoặc là dân tộc Dao; (2) theo tập quán (nếu cha đẻ, mẹ đẻ không có thỏa thuận; (3) theo tập quán của dân tộc ít người hơn (nếu hai tập quán là khác nhau). Ví dụ, cha người dân tộc Mông, mẹ người dân tộc Hà Nhì (là dân tộc ít người hơn) thì dân tộc của con là dân tộc Hà Nhì, trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không có thỏa thuận và tập quán của dân tộc Mông và dân tộc Hà Nhì không thống nhất với nhau về xác định dân tộc cho cá nhân.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì việc xác định dân tộc của trẻ em bị bỏ rơi được xác định như sau: (1) theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi (là dân tộc của một trong hai người); (2) là dân tộc của chính người cha nuôi hoặc mẹ nuôi (khi chỉ có một người nhận nuôi); (3) theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó; (4) theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Việc xác định dân tộc của nhứng trẻ em này dựa trên các căn cứ nêu trên và ở thời điểm đăng ký khai sinh cho đứa trẻ.
Việc xác định lại dân tộc cho cá nhân được phép thực hiện trong các trường hợp sau: (1) xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. Đây là trường hợp dân tộc của người con đang được xác định theo dân tộc của cha đẻ nay yêu cầu thay đổi theo dân tộc của mẹ đẻ hoặc ngược lại; (2) xác định lại theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Đây là trường hợp khi người con được nhận làm con nuôi không biết cha đẻ, mẹ đẻ của mình là ai, do đó, đã xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Khi biết được chính xác cha đẻ, mẹ đẻ của mình và dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác với dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi, người con có thể yêu cầu xác định lại dân tộc.
Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Ngoài ra điều luật nhấn mạnh việc xác định lại dân tộc là quyền của cá nhân, bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, do đó, pháp luật cấm lợi dung việc này để trục lợi hoặc gây chia rẽ, làm tổn hại đến sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam./.
Hoàng Anh
Quyền xác định, xác định lại dân tộc là Quyền trong nhóm Quyền nhân thân và được quy định cụ thể tại Điều 29 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều luật quy định việc xác định dân tộc và xác định lại dân tộc là quyền nhân thân của cá nhân, theo đó:
Quyền xác định dân tộc của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra. Dân tộc của cá nhân được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ, không xác định theo sự tự ý lựa chọn của cá nhân. Trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc con xác định: (1) theo thỏa thuận của cha, mẹ đẻ (là dân tộc của một trong hai người). Ví dụ: cha là người dân tộc Kinh mẹ là người dân tộc Dao, theo thỏa thuận của hai người, dân tộc của con có thể là dân tộc Kinh hoặc là dân tộc Dao; (2) theo tập quán (nếu cha đẻ, mẹ đẻ không có thỏa thuận; (3) theo tập quán của dân tộc ít người hơn (nếu hai tập quán là khác nhau). Ví dụ, cha người dân tộc Mông, mẹ người dân tộc Hà Nhì (là dân tộc ít người hơn) thì dân tộc của con là dân tộc Hà Nhì, trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không có thỏa thuận và tập quán của dân tộc Mông và dân tộc Hà Nhì không thống nhất với nhau về xác định dân tộc cho cá nhân.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì việc xác định dân tộc của trẻ em bị bỏ rơi được xác định như sau: (1) theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi (là dân tộc của một trong hai người); (2) là dân tộc của chính người cha nuôi hoặc mẹ nuôi (khi chỉ có một người nhận nuôi); (3) theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó; (4) theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Việc xác định dân tộc của nhứng trẻ em này dựa trên các căn cứ nêu trên và ở thời điểm đăng ký khai sinh cho đứa trẻ.
Việc xác định lại dân tộc cho cá nhân được phép thực hiện trong các trường hợp sau: (1) xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. Đây là trường hợp dân tộc của người con đang được xác định theo dân tộc của cha đẻ nay yêu cầu thay đổi theo dân tộc của mẹ đẻ hoặc ngược lại; (2) xác định lại theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Đây là trường hợp khi người con được nhận làm con nuôi không biết cha đẻ, mẹ đẻ của mình là ai, do đó, đã xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Khi biết được chính xác cha đẻ, mẹ đẻ của mình và dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác với dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi, người con có thể yêu cầu xác định lại dân tộc.
Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Ngoài ra điều luật nhấn mạnh việc xác định lại dân tộc là quyền của cá nhân, bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, do đó, pháp luật cấm lợi dung việc này để trục lợi hoặc gây chia rẽ, làm tổn hại đến sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam./.