Bộ luật dân sự được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
(Nguồn ảnh Internet)
BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT
Bộ luật có 6 phần, 27 chương với 689 điều, bao gồm:
Phần thứ nhất “Quy định chung” (Điều 1- Điều 157) gồm 10 chương: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; Chương III: Cá nhân; Chương IV: Pháp nhân; Chương V: Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự; Chương VI: Hộ gia đình, tổ hơp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự; Chương VII: Tài sản; Chương VIII: Giao dịch dân sự; Chương IX: Đại diện; Chương X: Thời hạn và thời hiệu.
Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (Điều 158-Điều 273) gồm 4 chương: Chương XI: Quy định chung; Chương XII: Chiếm hữu; Chương XIII: Quyền sở hữu; Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản;
Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” (Điều 274-Điều 608) gồm 6 chương: Chương XV: Quy định chung; Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng; Chương XVII: Hứa thưởng, thi có giải; Chương XVIII: Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Phần thứ tư “Thừa kế” (Điều 609-Điều 662) gồm 4 chương: Chương XXI: Quy định chung; Chương XXII: Thừa kế theo di chúc; Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật; Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản.
Phần thứ năm “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Điều 663 - Điều 687) gồm 3 chương: Chương XXV: Quy định chung; Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân; Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.
Phần thứ sáu “Điều khoản thi hành” (Điều 688 và Điều 689).
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1. Về những quy định chung (Điều 1 - Điều 7)
a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 chỉ điều chỉnh cá nhân, pháp nhân, không điều chỉnh các chủ thể khác.
b) Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3)
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được tích hợp thành 1 điều (BLDS 2005 là 9 Điều). Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này.
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, BLDS 2015 khẳng định: “Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”.
c) Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
Việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề mà có sự khác nhau giữa BLDS 2015 và điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự (Điều 8 - Điều 15)
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền dân sự, BLDS 2015 bổ sung các nguyên tắc chung về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự.
3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (Điều 16 - Điều 104)
BLDS 2015 bổ sung nhiều quy định mới về địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân, việc tham gia quan hệ dân sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
4. Về tài sản (Điều 105 - Điều 115)
Để bảo đảm tính bao quát, minh bạch, công khai, huy động và phát huy được hết các nguồn lực vật chất trong xã hội, BLDS 2015 đã bổ sung quy định “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” (Điều 105). Theo đó, tài sản bao gồm bất động sản và động sản; tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.
5. Giao dịch dân sự (Điều 116 - 133)
BLDS 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy định về giao dịch dân sự theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự ổn định của giao dịch, quyền, lợi ích của bên thiện chí, bên ngay tình.
6. Về đại diện (Điều 134 - Điều 143)
BLDS 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự.
7. Về thời hiệu (Điều 144 - Điều 157)
Để tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm kịp thời, nâng cao trách nhiệm của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác trong tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, sự ổn định của các quan hệ dân sự và để phù hợp hơn với bản chất pháp lý của thời hiệu, BLDS 2015 quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối giải quyết yêu cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, tòa án hoặc trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Người được hưởng quyền dân sự có quyền từ chối việc hưởng quyền, người được miễn trừ nghĩa vụ dân sự có quyền từ chối việc miễn trừ nghĩa vụ, trừ trường hợp việc từ chối đó có mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội.
8. Về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 158 - Điều 162)
BLDS 2015 quy định chặt chẽ hơn nguyên tắc thực hiện quyền khác (quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt) đối với tài sản.
9. Về chiếm hữu (Điều 179 - Điều 185)
BLDS 2015 bổ sung chế định chiếm hữu như là tình trạng pháp lý về việc cá nhân, pháp nhân nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo chế định này, người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng, người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh. Người nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng, người chiếm hữu không có quyền. Quy định này sẽ góp phần bảo đảm trật tự xã hội, sự ổn định của giao dịch, giá trị kinh tế của tài sản, sự thiện chí trong quan hệ dân sự.
10. Về hình thức sở hữu (Điều 197 - Điều 220)
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình thức sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, BLDS 2015 quy định hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
11. Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292 - Điều 350)
Ngoài 7 biện pháp bảo đảm đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung 2 biện pháp (Điều 292): (1) Bảo lưu quyền sở hữu; (2) Cầm giữ tài sản.
12. Về quy định chung về hợp đồng (Điều 385 - Điều 429)
BLDS 2015 quy định các điều khoản chung về hợp đồng, định hướng cho việc xây dựng các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan và đủ để áp dụng trong trường hợp các luật khác có liên quan thiếu quy định về hợp đồng. Ngoài ra, một số quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế, với thực tiễn nước ta đã được bổ sung, như các quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng (Điều 406), thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420), hủy bỏ hợp đồng và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 423-427).
13. Về một số hợp đồng thông dụng (Điều 430 - Điều 569)
BLDS 2015 chỉ quy định về những hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự. So với BLDS 2005, BLDS 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Những hợp đồng này đã được quy định trong Luật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, BLDS 2015 cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh (Điều 504 - Điều 512). Đối với một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản... thì BLDS 2015 bổ sung nhiều quy định để bảo đảm các quy định này có thể áp dụng cho các hợp đồng có liên quan.
14. Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 584 - Điều 608)
BLDS 2015 quy định người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại để thay thế cho quy định hiện hành đang tạo gánh nặng chứng minh của người bị thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Khoản 1 Điều 584); bổ sung quy định, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của mình gây thiệt hại (Khoản 3 điều 584).
15. Về thừa kế (Điều 609 - Điều 662): Từ chối nhận di sản (Điều 620); Thời hiệu thừa kế (Điều 623); Hình thức của di chúc (Điều 627); Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 634); Giải thích nội dung di chúc (Điều 648); Bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng.
16. Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 663 - Điều 687)./.
PBGDPL
Bộ luật dân sự được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT
Bộ luật có 6 phần, 27 chương với 689 điều, bao gồm:
Phần thứ nhất “Quy định chung” (Điều 1- Điều 157) gồm 10 chương: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; Chương III: Cá nhân; Chương IV: Pháp nhân; Chương V: Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự; Chương VI: Hộ gia đình, tổ hơp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự; Chương VII: Tài sản; Chương VIII: Giao dịch dân sự; Chương IX: Đại diện; Chương X: Thời hạn và thời hiệu.
Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (Điều 158-Điều 273) gồm 4 chương: Chương XI: Quy định chung; Chương XII: Chiếm hữu; Chương XIII: Quyền sở hữu; Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản;
Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” (Điều 274-Điều 608) gồm 6 chương: Chương XV: Quy định chung; Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng; Chương XVII: Hứa thưởng, thi có giải; Chương XVIII: Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Phần thứ tư “Thừa kế” (Điều 609-Điều 662) gồm 4 chương: Chương XXI: Quy định chung; Chương XXII: Thừa kế theo di chúc; Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật; Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản.
Phần thứ năm “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Điều 663 - Điều 687) gồm 3 chương: Chương XXV: Quy định chung; Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân; Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.
Phần thứ sáu “Điều khoản thi hành” (Điều 688 và Điều 689).
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1. Về những quy định chung (Điều 1 - Điều 7)
a) Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 chỉ điều chỉnh cá nhân, pháp nhân, không điều chỉnh các chủ thể khác.
b) Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3)
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được tích hợp thành 1 điều (BLDS 2005 là 9 Điều). Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này.
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, BLDS 2015 khẳng định: “Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”.
c) Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
Việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề mà có sự khác nhau giữa BLDS 2015 và điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự (Điều 8 - Điều 15)
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền dân sự, BLDS 2015 bổ sung các nguyên tắc chung về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự.
3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (Điều 16 - Điều 104)
BLDS 2015 bổ sung nhiều quy định mới về địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân, việc tham gia quan hệ dân sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
4. Về tài sản (Điều 105 - Điều 115)
Để bảo đảm tính bao quát, minh bạch, công khai, huy động và phát huy được hết các nguồn lực vật chất trong xã hội, BLDS 2015 đã bổ sung quy định “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” (Điều 105). Theo đó, tài sản bao gồm bất động sản và động sản; tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.
5. Giao dịch dân sự (Điều 116 - 133)
BLDS 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy định về giao dịch dân sự theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự ổn định của giao dịch, quyền, lợi ích của bên thiện chí, bên ngay tình.
6. Về đại diện (Điều 134 - Điều 143)
BLDS 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự.
7. Về thời hiệu (Điều 144 - Điều 157)
Để tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm kịp thời, nâng cao trách nhiệm của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác trong tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, sự ổn định của các quan hệ dân sự và để phù hợp hơn với bản chất pháp lý của thời hiệu, BLDS 2015 quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối giải quyết yêu cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, tòa án hoặc trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Người được hưởng quyền dân sự có quyền từ chối việc hưởng quyền, người được miễn trừ nghĩa vụ dân sự có quyền từ chối việc miễn trừ nghĩa vụ, trừ trường hợp việc từ chối đó có mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội.
8. Về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 158 - Điều 162)
BLDS 2015 quy định chặt chẽ hơn nguyên tắc thực hiện quyền khác (quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt) đối với tài sản.
9. Về chiếm hữu (Điều 179 - Điều 185)
BLDS 2015 bổ sung chế định chiếm hữu như là tình trạng pháp lý về việc cá nhân, pháp nhân nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo chế định này, người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng, người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh. Người nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng, người chiếm hữu không có quyền. Quy định này sẽ góp phần bảo đảm trật tự xã hội, sự ổn định của giao dịch, giá trị kinh tế của tài sản, sự thiện chí trong quan hệ dân sự.
10. Về hình thức sở hữu (Điều 197 - Điều 220)
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình thức sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, BLDS 2015 quy định hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
11. Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292 - Điều 350)
Ngoài 7 biện pháp bảo đảm đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung 2 biện pháp (Điều 292): (1) Bảo lưu quyền sở hữu; (2) Cầm giữ tài sản.
12. Về quy định chung về hợp đồng (Điều 385 - Điều 429)
BLDS 2015 quy định các điều khoản chung về hợp đồng, định hướng cho việc xây dựng các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan và đủ để áp dụng trong trường hợp các luật khác có liên quan thiếu quy định về hợp đồng. Ngoài ra, một số quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế, với thực tiễn nước ta đã được bổ sung, như các quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng (Điều 406), thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420), hủy bỏ hợp đồng và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 423-427).
13. Về một số hợp đồng thông dụng (Điều 430 - Điều 569)
BLDS 2015 chỉ quy định về những hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự. So với BLDS 2005, BLDS 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Những hợp đồng này đã được quy định trong Luật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, BLDS 2015 cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh (Điều 504 - Điều 512). Đối với một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản... thì BLDS 2015 bổ sung nhiều quy định để bảo đảm các quy định này có thể áp dụng cho các hợp đồng có liên quan.
14. Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 584 - Điều 608)
BLDS 2015 quy định người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại để thay thế cho quy định hiện hành đang tạo gánh nặng chứng minh của người bị thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Khoản 1 Điều 584); bổ sung quy định, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của mình gây thiệt hại (Khoản 3 điều 584).
15. Về thừa kế (Điều 609 - Điều 662): Từ chối nhận di sản (Điều 620); Thời hiệu thừa kế (Điều 623); Hình thức của di chúc (Điều 627); Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 634); Giải thích nội dung di chúc (Điều 648); Bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng.
16. Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 663 - Điều 687)./.