Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo đó:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ. Những quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không được chuyển giao như quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là quyền của chủ thể được tác động trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi… Quyền đối nhân là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Ví dụ quyền yêu cầu trả nợ, giao vật…
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định quyền tài sản là bất động sản hay động sản. Việc xác định quyền tài sản là bất động sản hay động sản dựa vào đặc điểm của đối tượng mang quyền. Ví dụ, quyền sử dụng đất, quyền đối với bất động sản liền kề gắn liền với đất nên phải được xác định là bất động sản; quyền thế chấp tàu biển, quyền cầm cố xe máy, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là động sản…
Minh Lý
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo đó:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ. Những quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không được chuyển giao như quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là quyền của chủ thể được tác động trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi… Quyền đối nhân là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Ví dụ quyền yêu cầu trả nợ, giao vật…
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định quyền tài sản là bất động sản hay động sản. Việc xác định quyền tài sản là bất động sản hay động sản dựa vào đặc điểm của đối tượng mang quyền. Ví dụ, quyền sử dụng đất, quyền đối với bất động sản liền kề gắn liền với đất nên phải được xác định là bất động sản; quyền thế chấp tàu biển, quyền cầm cố xe máy, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là động sản…