Ngày 24/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP quy định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp (Nghị định số 58/2024/NĐ-CP). Theo đó tại Mục 4 Chương II Nghị định đã quy định cụ thể một số chính sách chung về bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản với một số nội dung đáng chú ý sau đây:
Về khoán bảo vệ rừng
Ban Quản lý rừng đặc dụng; Ban Quản lý rừng phòng hộ; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01/01/2019 ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng: diện tích rừng tiếp giáp khu dân cư cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo tại xã khu vực II, III, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương; diện tích rừng tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng. Điều kiện, hạn mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Điều 4, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước. Phương thức khoán bảo vệ rừng thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm. Hằng năm, bên khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân; vùng đất ven biển bằng 1.5 lần mức bình quân. Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hàng năm.
Về kinh phí chữa cháy rừng
Đối tượng được cấp kinh phí chữa cháy rừng gồm: (i) Chủ rừng theo quy định Điều 8 của Luật Lâm nghiệp; (ii) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; (iii) cơ quan Kiểm lâm các cấp, (iv) các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Nội dung và mức chi kinh phí chữa cháy rừng được quy định như sau: (i) Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn; (ii) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động;
Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; (iii) Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng) theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP quy định cấp có thẩm quyền quyết định điều động, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng do cấp huy động. Chủ rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn kinh phí của đơn vị cho lực lượng do chủ rừng huy động.
Về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Nghị định quy định hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mức trợ cấp được quy định là 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp tối đa 7 năm và bảo đảm các nguyên tắc sau: (i) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng và tối đa không quá 450 kg/năm; (ii) Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng: trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng và tối đa không quá 300 kg/năm; (iii) Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn; (iv) Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP. Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về đối tượng, mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, trình tự, thủ tục trong đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; hỗ trợ trồng cây phân tán; hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác mà Nhà nước có chính sách đầu tư./.
Ngọc Lâm
Ngày 24/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP quy định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp (Nghị định số 58/2024/NĐ-CP). Theo đó tại Mục 4 Chương II Nghị định đã quy định cụ thể một số chính sách chung về bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản với một số nội dung đáng chú ý sau đây:Về khoán bảo vệ rừng
Ban Quản lý rừng đặc dụng; Ban Quản lý rừng phòng hộ; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01/01/2019 ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng: diện tích rừng tiếp giáp khu dân cư cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo tại xã khu vực II, III, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương; diện tích rừng tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng. Điều kiện, hạn mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Điều 4, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước. Phương thức khoán bảo vệ rừng thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm. Hằng năm, bên khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân; vùng đất ven biển bằng 1.5 lần mức bình quân. Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hàng năm.
Về kinh phí chữa cháy rừng
Đối tượng được cấp kinh phí chữa cháy rừng gồm: (i) Chủ rừng theo quy định Điều 8 của Luật Lâm nghiệp; (ii) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; (iii) cơ quan Kiểm lâm các cấp, (iv) các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Nội dung và mức chi kinh phí chữa cháy rừng được quy định như sau: (i) Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn; (ii) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động;
Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; (iii) Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng) theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP quy định cấp có thẩm quyền quyết định điều động, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng do cấp huy động. Chủ rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn kinh phí của đơn vị cho lực lượng do chủ rừng huy động.
Về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Nghị định quy định hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mức trợ cấp được quy định là 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp tối đa 7 năm và bảo đảm các nguyên tắc sau: (i) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng và tối đa không quá 450 kg/năm; (ii) Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng: trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng và tối đa không quá 300 kg/năm; (iii) Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn; (iv) Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP. Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh đó, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về đối tượng, mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, trình tự, thủ tục trong đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; hỗ trợ trồng cây phân tán; hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác mà Nhà nước có chính sách đầu tư./.