Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Trạm Tấu quan tâm, chú trọng thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
Huyện Trạm Tấu
Huyện Trạm Tấu, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao hơn so với nhiều huyện, thị trong tỉnh (Dân tộc Mông chiếm 77%; Dân tộc Thái 16%). Do vậy, những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng thực hiện. Trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (từ năm 2013 đến nay) UBND huyện, Hội đồng PHPBGDPL huyện đã ban hành 11 Quyết định, 79 Kế hoạch, 33 văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị, báo cáo viên pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật các xã, thị trấn đã tuyên truyền, phổ biến 2.954 buổi với hơn 249.802 lượt người tham dự về văn bản pháp luật; tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc. Tổ chức và phát động trên 75 cuộc thi có nội dung liên quan tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với hơn 145.400 người tham dự tìm hiểu. Đang triển khai áp dụng 23 mô hình phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, thị trấn. Trong đó nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện chủ trì “Câu lạc bộ phụ nữ với kiến thức pháp luật” thành lập từ năm 2013 thực hiện tại các xã, thị trấn trong huyện; Các mô hình do Huyện đoàn thanh niên chủ trì như “Thanh niên nói không với vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” thực hiện tại xã Pá Lau; mô hình “3 không: Không Tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất nhập cảnh trái phép” thực hiện tại 06 xã: Hát Lừu, Bản Công, Phình Hồ, Tà Xi Láng, Bản Mù, Trạm Tấu; mô hình “Xã không có thanh niên nghiện ma túy” thực hiện tại xã Bản Công. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên đăng tải các văn bản tuyên truyền PBGDPL lên trang thông tin điện tử của huyện địa chỉ http://tramtau.yenbai.gov.vn. Xây dựng trên 3000 tin bài và 136 chuyên mục phát trên hệ thống loa truyền thanh huyện. Tiếp nhận và biên soạn trên 15.000 tài liệu, tờ rơi cấp phát cho người dân tại các xã, thị trấn để phục vụ công tác PBGDPL.
Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Hiện nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện gồm 28 thành viên, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện gồm 24 thành viên. Cấp xã có 12 Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với 179 tuyên truyền viên; 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 140 thành viên; 02 câu lạc bộ pháp luật với 10 thành viên; 60 tổ hoà giải cơ sở với 282 tổ viên. Đội ngũ cán bộ này thường xuyên được cử đi đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới trong đó có công tác PBGDPL. Về kinh phí luôn được quan tâm đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài 662 triệu đồng được tỉnh giao theo Đề án, từ năm 2017 đến nay, mỗi năm UBND huyện bố trí 45 triệu đồng/năm cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn và các điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung phân loại các nhóm đối tượng để đưa ra hình thức tuyên truyền phù hợp; lựa chọn nội dung tuyên truyền dựa trên nhu cầu thực tế của nhân dân; tổ chức các buổi truyền thông, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, các quy định mới về đất đai cho cán bộ, các báo cáo viên, tuyên truyền viên và nhân dân các xã, thị trấn trong huyện./.
Đào Viết Nghiêm, PTP huyện Trạm Tấu
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Trạm Tấu quan tâm, chú trọng thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. Huyện Trạm Tấu, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao hơn so với nhiều huyện, thị trong tỉnh (Dân tộc Mông chiếm 77%; Dân tộc Thái 16%). Do vậy, những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng thực hiện. Trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (từ năm 2013 đến nay) Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng PHPBGDPL huyện đã ban hành 11 Quyết định, 79 Kế hoạch, 33 văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị, báo cáo viên pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật các xã, thị trấn đã tuyên truyền, phổ biến 2.954 buổi với hơn 249.802 lượt người tham dự về văn bản pháp luật; tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc. Tổ chức và phát động trên 75 cuộc thi có nội dung liên quan tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với hơn 145.400 người tham dự tìm hiểu. Đang triển khai áp dụng 23 mô hình phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, thị trấn. Trong đó nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện chủ trì “Câu lạc bộ phụ nữ với kiến thức pháp luật” thành lập từ năm 2013 thực hiện tại các xã, thị trấn trong huyện; Các mô hình do Huyện đoàn thanh niên chủ trì như “Thanh niên nói không với vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” thực hiện tại xã Pá Lau; mô hình “3 không: Không Tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất nhập cảnh trái phép” thực hiện tại 06 xã: Hát Lừu, Bản Công, Phình Hồ, Tà Xi Láng, Bản Mù, Trạm Tấu; mô hình “Xã không có thanh niên nghiện ma túy” thực hiện tại xã Bản Công. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên đăng tải các văn bản tuyên truyền PBGDPL lên trang thông tin điện tử của huyện địa chỉ http://tramtau.yenbai.gov.vn. Xây dựng trên 3000 tin bài và 136 chuyên mục phát trên hệ thống loa truyền thanh huyện. Tiếp nhận và biên soạn trên 15.000 tài liệu, tờ rơi cấp phát cho người dân tại các xã, thị trấn để phục vụ công tác PBGDPL.
Đồng chí Vũ Xuân Đặng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu
tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của huyện
Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Hiện nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện gồm 28 thành viên, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện gồm 24 thành viên. Cấp xã có 12 Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với 179 tuyên truyền viên; 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 140 thành viên; 02 câu lạc bộ pháp luật với 10 thành viên; 60 tổ hoà giải cơ sở với 282 tổ viên. Đội ngũ cán bộ này thường xuyên được cử đi đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới trong đó có công tác PBGDPL. Về kinh phí luôn được quan tâm đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài 662 triệu đồng được tỉnh giao theo Đề án, từ năm 2017 đến nay, mỗi năm Ủy ban nhân dân huyện bố trí 45 triệu đồng/năm cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn và các điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung phân loại các nhóm đối tượng để đưa ra hình thức tuyên truyền phù hợp; lựa chọn nội dung tuyên truyền dựa trên nhu cầu thực tế của nhân dân; tổ chức các buổi truyền thông, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, các quy định mới về đất đai cho cán bộ, các báo cáo viên, tuyên truyền viên và nhân dân các xã, thị trấn trong huyện./.