Đây là chủ đề mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn để phát động trong Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay (31/5). Thông điệp đưa ra rất ý nghĩa và có sức thuyết phục lớn đối với công dân toàn cầu trong bối cảnh tình trạng sử dụng các loại thuốc lá còn phổ biến, không chỉ gây hại đến sức khỏe con người mà còn làm nhiều quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói. WHO kiến nghị các nước thúc đẩy hoạt động truyền thông, kêu gọi bỏ thuốc lá để tăng chi phí cho nhu cầu thực phẩm của người dân.
Tại Việt Nam, những năm qua công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong giới trẻ. Báo cáo mới nhất cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi 15-24 đã giảm từ 26% xuống 13%; trong độ tuổi 13-15 giảm từ 2,5% xuống 1,9%.
Tuy nhiên, nước ta vẫn nằm trong tốp các nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Vì sao Việt Nam lại chưa thể giảm thiểu số người sử dụng thuốc lá? Phân tích thì thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong công tác PCTHTL. Thị trường hiện nay xuất hiện nhan nhản các loại sản phẩm thuốc lá mới, hiện đại như thuốc lá điện tử, thuốc là nung nóng, shisha nhằm vào đối tượng thanh, thiếu niên. Bên cạnh đó, thuốc lá giá rẻ được bày bán khắp nơi, trong khi ý thức tuân thủ các quy định về PCTHTL của một bộ phận người dân chưa cao...
Các chuyên gia cảnh báo, nếu chúng ta không tiếp tục thực hiện các biện pháp PCTHTL mạnh mẽ và kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại, nhất là trong nhóm tuổi trẻ và nữ giới.
Theo phân tích chuyên môn, thuốc lá không chỉ có tác hại đến sức khỏe con người mà còn gây hại đến kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng. Do đó, một mặt cần tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thuốc lá, mặt khác khuyến khích nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp vì hàng năm người ta tính được rằng có khoảng 5% diện tích rừng trên thế giới bị phá để trồng cây thuốc lá, cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Tuyên truyền để người dân thấy thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo, cần phải bỏ thuốc lá để dành chi phí cho thực phẩm, nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người.
Hướng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá, Việt Nam phát động Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25 đến 31/5/2023) nhằm tăng cường thực thi Luật PCTHTL. Trong đó, yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ cơ quan, đơn vị, đồng thời treo biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc; tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng trai phép thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn.
Theo Trang thông tin Sở Y tế Yên Bái
PBGDPL
Đây là chủ đề mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn để phát động trong Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay (31/5). Thông điệp đưa ra rất ý nghĩa và có sức thuyết phục lớn đối với công dân toàn cầu trong bối cảnh tình trạng sử dụng các loại thuốc lá còn phổ biến, không chỉ gây hại đến sức khỏe con người mà còn làm nhiều quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói. WHO kiến nghị các nước thúc đẩy hoạt động truyền thông, kêu gọi bỏ thuốc lá để tăng chi phí cho nhu cầu thực phẩm của người dân. Tại Việt Nam, những năm qua công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong giới trẻ. Báo cáo mới nhất cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi 15-24 đã giảm từ 26% xuống 13%; trong độ tuổi 13-15 giảm từ 2,5% xuống 1,9%.
Tuy nhiên, nước ta vẫn nằm trong tốp các nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Vì sao Việt Nam lại chưa thể giảm thiểu số người sử dụng thuốc lá? Phân tích thì thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong công tác PCTHTL. Thị trường hiện nay xuất hiện nhan nhản các loại sản phẩm thuốc lá mới, hiện đại như thuốc lá điện tử, thuốc là nung nóng, shisha nhằm vào đối tượng thanh, thiếu niên. Bên cạnh đó, thuốc lá giá rẻ được bày bán khắp nơi, trong khi ý thức tuân thủ các quy định về PCTHTL của một bộ phận người dân chưa cao...
Các chuyên gia cảnh báo, nếu chúng ta không tiếp tục thực hiện các biện pháp PCTHTL mạnh mẽ và kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại, nhất là trong nhóm tuổi trẻ và nữ giới.
Theo phân tích chuyên môn, thuốc lá không chỉ có tác hại đến sức khỏe con người mà còn gây hại đến kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng. Do đó, một mặt cần tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ thuốc lá, mặt khác khuyến khích nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp vì hàng năm người ta tính được rằng có khoảng 5% diện tích rừng trên thế giới bị phá để trồng cây thuốc lá, cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Tuyên truyền để người dân thấy thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo, cần phải bỏ thuốc lá để dành chi phí cho thực phẩm, nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người.
Hướng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá, Việt Nam phát động Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ 25 đến 31/5/2023) nhằm tăng cường thực thi Luật PCTHTL. Trong đó, yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ cơ quan, đơn vị, đồng thời treo biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc; tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng trai phép thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn.
Theo Trang thông tin Sở Y tế Yên Bái