STP - Phụ nữ là một trong những lực lượng quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, phát triển và tiến bộ xã hội. Giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới là vấn đề không chỉ của ngành, một cấp, một quốc gia mà là vấn đề có ý nghĩa thời đại và của cả nhân loại.
(Nguồn ảnh Internet)
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục tăng cường hoạt động bình đẳng giới vì sự tiến bộ phụ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng nhằm phát huy tiềm năng to lớn của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, theo đó thì phụ nữ phải được bình đẳng trong các lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ; văn hoá thông tin, thể thao; y tế; bình đẳng trong gia đình, trong đó thì bình đăng về lao động và giáo dục đào tạo được quy định như sau:
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao đọng và các điêu kiện làm việc khác.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm các chức danh trong ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo bồi dưỡng
- Nam, nữ bình đẳng trong việc lực chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nữ cán bộ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Ngoài các quy định trên, Luật còn đưa ra các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và giáo dục đào tạo như sau:
Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong việc làm, trong một số ngành nghề năng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ trong khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật./.
Minh Lý
STP - Phụ nữ là một trong những lực lượng quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, phát triển và tiến bộ xã hội. Giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới là vấn đề không chỉ của ngành, một cấp, một quốc gia mà là vấn đề có ý nghĩa thời đại và của cả nhân loại.Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục tăng cường hoạt động bình đẳng giới vì sự tiến bộ phụ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng nhằm phát huy tiềm năng to lớn của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, theo đó thì phụ nữ phải được bình đẳng trong các lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ; văn hoá thông tin, thể thao; y tế; bình đẳng trong gia đình, trong đó thì bình đăng về lao động và giáo dục đào tạo được quy định như sau:
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao đọng và các điêu kiện làm việc khác.
- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm các chức danh trong ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
- Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo bồi dưỡng
- Nam, nữ bình đẳng trong việc lực chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nữ cán bộ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Ngoài các quy định trên, Luật còn đưa ra các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và giáo dục đào tạo như sau:
Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong việc làm, trong một số ngành nghề năng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ trong khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật./.
Các bài khác
- Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất (05/09/2018)
- Hạn mức giao đất ở mới tại đô thị; hạn mức giao đất ở mới tại nông thôn; hạn mức công nhận đất ở có vườn, ao cho mỗi hộ gia đình theo số lượng nhân khẩu (05/09/2018)
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc (05/09/2018)
- Sở Tư pháp Yên Bái: Tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ hộ tịch, đăng ký nuôi con nuôi trong nước và chứng thực (25/06/2018)
- Quyền xác định, xác định lại dân tộc (25/06/2018)
- Hưởng ứng cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trực tuyến" năm 2018 (22/06/2018)
- Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý - Người bào chữa trong các hoạt động điều tra vụ án hình sự (29/05/2018)
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
(29/05/2018)
- CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH RƯỢU (19/04/2018)
- Quy định của pháp luật hiện hành về chơi họ, hụi, biêu, phường (19/04/2018)
Xem thêm »