Ngày 03/11/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 2015/QĐ-UBND phê duyệt “ Đề án chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2030”.
Ảnh Internet
Theo đó, Đề án gồm 02 mục tiêu lớn chia làm 02 giai đoạn
+ Giai đoạn đến năm 2025
Phát triển hạ tầng số gồm: 85% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet băng thông cáp quang; 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh được phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin; Hệ thống thông tin của cơ quan đơn vị được kết nối được kết nối và giám sát bởi Trung tâm giám sát an ninh mạng tỉnh Yên Bái.
Phát triển Chính quyền số: Cung cấp 100% các DVCTT liên quan tới người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh; Duy trì kết nối, chia sẻ liên với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên , tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng cơ bản về dữ liệu số; 100% CSDL dùng chung và chuyên ngành được kết nối và chia sẻ trên toàn tỉnh và với CSDL quốc gia; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật).
Phát triển xã hội số: 100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trên 70% công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%....
+ Giai đoạn 2030
Phát triển hạ tầng số gồm: 100% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet băng thông cáp quang;100% xã, phường, thị trấn có mạng di động 5G; 100% hệ thống thông tin của sở, ban, ngành, UBND huyện, thị được dịch chuyển lên điện toán đám mây; 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh được phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin; Hệ thống thông tin của cơ quan đơn vị được kết nối được kết nối và giám sát bởi Trung tâm giám sát an ninh mạng tỉnh Yên Bái.
Phát triển chính quyền số gồm: 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức DVCTT và được cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; Duy trì kết nối, chia sẻ liên với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên , tối thiểu 98% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng cơ bản về dữ liệu số; 100% CSDL dùng chung và chuyên ngành được kết nối và chia sẻ trên toàn tỉnh và với CSDL quốc gia; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật).
Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP; Năng suất lao động hàng năm đạt tối thiểu 6.8% năm; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 20%; Tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt 20%;.
Phát triển xã hội số: 100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trên 90% công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 100%; 100% người dân trưởng thành được cài đặt ứng dụng YenBai-S.
(Chi tiết tại tệp đính kèm)
Trần Lan, Văn phòng Sở
Ngày 03/11/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 2015/QĐ-Ủy ban nhân dân phê duyệt “ Đề án chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2030”. Theo đó, Đề án gồm 02 mục tiêu lớn chia làm 02 giai đoạn
+ Giai đoạn đến năm 2025
Phát triển hạ tầng số gồm: 85% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet băng thông cáp quang; 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh được phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin; Hệ thống thông tin của cơ quan đơn vị được kết nối được kết nối và giám sát bởi Trung tâm giám sát an ninh mạng tỉnh Yên Bái.
Phát triển Chính quyền số: Cung cấp 100% các DVCTT liên quan tới người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh; Duy trì kết nối, chia sẻ liên với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên , tối thiểu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng cơ bản về dữ liệu số; 100% CSDL dùng chung và chuyên ngành được kết nối và chia sẻ trên toàn tỉnh và với CSDL quốc gia; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật).
Phát triển xã hội số: 100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trên 70% công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%....
+ Giai đoạn 2030
Phát triển hạ tầng số gồm: 100% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet băng thông cáp quang;100% xã, phường, thị trấn có mạng di động 5G; 100% hệ thống thông tin của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị được dịch chuyển lên điện toán đám mây; 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh được phê duyệt cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin; Hệ thống thông tin của cơ quan đơn vị được kết nối được kết nối và giám sát bởi Trung tâm giám sát an ninh mạng tỉnh Yên Bái.
Phát triển chính quyền số gồm: 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức DVCTT và được cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; Duy trì kết nối, chia sẻ liên với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 80% trở lên , tối thiểu 98% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn kỹ năng cơ bản về dữ liệu số; 100% CSDL dùng chung và chuyên ngành được kết nối và chia sẻ trên toàn tỉnh và với CSDL quốc gia; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật).
Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP; Năng suất lao động hàng năm đạt tối thiểu 6.8% năm; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 20%; Tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt 20%;.
Phát triển xã hội số: 100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trên 90% công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 100%; 100% người dân trưởng thành được cài đặt ứng dụng YenBai-S.
(Chi tiết tại tệp đính kèm)