Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 1108/UBND-HCC ngày 19/4/2023 về việc không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với 20 dịch vụ công trực tuyến toàn trình từ ngày 01/5/2023 đến ngày 31/12/2023, trong đó có 18 DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh, 02 DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện. Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã chỉ đạo công chức tại Bộ phận một cửa nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với các DVCCTT toàn trình theo văn bản của UBND tỉnh, đảm bảo đúng quy trình tiếp nhận hồ sơ theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Sau 8 tháng triển khai thực hiện đối với dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam (chỉ tiếp nhận hồ sơ giấy đối với người nước ngoài), Sở Tư pháp đã tiếp nhận 3.277 hồ sơ, trong đó tiếp nhận trực tuyến 3.080 hồ sơ đạt 94%. Tổng số hồ sơ trả kết quả đúng hạn và trước hạn đạt là 3.123 hồ sơ đạt 96.78%.
Hiệu quả bước đầu của việc nộp hồ sơ trực tuyến ngoài giúp cho người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi còn nhận được kết quả giải quyết TTHC qua đường bưu điện, email, giảm được chi phí đi lại, đặc biệt được giảm lệ phí TTHC (nếu có) khi nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định tại Nghị quyết số 51/2023/NQ-HĐND ngày 05/0/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.Đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch của cơ quan giải quyết hồ sơ, góp phần phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Việc thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các DVCTT toàn trình cũng được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, giúp cơ quan nhà nước giảm thiểu được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện hơn, khoa học hơn. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ, thẩm định giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Việt An
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 1108/Ủy ban nhân dân-HCC ngày 19/4/2023 về việc không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với 20 dịch vụ công trực tuyến toàn trình từ ngày 01/5/2023 đến ngày 31/12/2023, trong đó có 18 DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh, 02 DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã chỉ đạo công chức tại Bộ phận một cửa nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với các DVCCTT toàn trình theo văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo đúng quy trình tiếp nhận hồ sơ theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Sau 8 tháng triển khai thực hiện đối với dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam (chỉ tiếp nhận hồ sơ giấy đối với người nước ngoài), Sở Tư pháp đã tiếp nhận 3.277 hồ sơ, trong đó tiếp nhận trực tuyến 3.080 hồ sơ đạt 94%. Tổng số hồ sơ trả kết quả đúng hạn và trước hạn đạt là 3.123 hồ sơ đạt 96.78%.
Hiệu quả bước đầu của việc nộp hồ sơ trực tuyến ngoài giúp cho người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi còn nhận được kết quả giải quyết TTHC qua đường bưu điện, email, giảm được chi phí đi lại, đặc biệt được giảm lệ phí TTHC (nếu có) khi nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định tại Nghị quyết số 51/2023/NQ-Hội đồng nhân dân ngày 05/0/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.Đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch của cơ quan giải quyết hồ sơ, góp phần phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Việc thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các DVCTT toàn trình cũng được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, giúp cơ quan nhà nước giảm thiểu được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện hơn, khoa học hơn. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ, thẩm định giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, địa phương.